Quản lý thị trường: “Khó xử” khi bị điều chỉnh bởi gần… 30 Nghị định

Một loại sản phẩm từng được đặt dấu hỏi là rượu bia trá hình hay nước hoa quả lên men
Một loại sản phẩm từng được đặt dấu hỏi là rượu bia trá hình hay nước hoa quả lên men
(PLVN) - Xây dựng hoàn thiện hạ tầng pháp lý được coi là 1 trong 5 nhiệm vụ chính của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) trong năm 2019. Đây là một nhiệm vụ thực sự khó khăn do QLTT là lực lượng phải chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhất, với gần 30 nghị định.

Rượu “ẩn” dưới danh nghĩa thực phẩm chức năng

Ông Trần Phước Trí - quyền Cục trưởng Cục QLTT Đà Nẵng cho biết, lực lượng QLTT hiện nay gặp khá nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình xử lý các vụ việc do phải áp dụng đồng thời nhiều văn bản quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực, ngành khác nhau. Trong khi hành vi vi phạm hành chính được mô tả trong các văn bản này lại chưa rõ ràng. Hay chuyện cùng một đối tượng hàng hóa nhưng lại chịu sự điều chỉnh của 2 văn bản quản lý nhà nước khác nhau của 2 bộ, ngành khác nhau...

Theo ông Trí, chính vấn đề này đã gây ra nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều giữa các cơ quan chức năng, đồng thời cũng tạo ra những kẽ hở cho người vi phạm cố tình lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm hành chính nhằm thu lợi bất hợp pháp. Hoặc có những vụ việc có quy định nhưng chế tài để xử phạt lại không có. Điều này dẫn đến công tác xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình thực thi.

Ông Trí dẫn chứng, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các sản phẩm rượu được chưng cất, lên men từ hoa quả, từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm như rượu Ba kích, rượu tỏi đen, rượu sâm Ngọc Linh... nhưng lại được đơn vị sản xuất công bố dưới hình thức và công dụng là thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và có nồng độ cồn lớn hơn 5%. 

Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm các tiêu chí thì trong phần những loại thực phẩm này có methanol, este, aldehyt là những thành phần chính của sản phẩm rượu có cồn. Do đó, việc phải có những quy định chặt chẽ để xác định chính xác sản phẩm là loại gì, chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật nào là điều tiên quyết trong việc xây dựng hành lang pháp lý xử lý hàng hóa thuộc thẩm quyền của QLTT.  

Ngoài ra, theo vị này, việc xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về phân cấp phê duyệt phương án xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Do đó, có thể dẫn đến việc tang vật sẽ được xử lý không đúng quy định về thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật.

Bà Phạm Thị Ngọc - quyền Cục trưởng Cục QLTT Bình Phước cũng đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến hành lang pháp lý thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng QLTT. Theo bà Ngọc, Chính phủ cần ban hành nghị định thay thế Nghị định 185/2013/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể các hành vi vi phạm về hàng cấm, kinh doanh có điều kiện (pháo nổ, thuốc lá...) cho phù hợp với các điều luật liên quan đã được sửa đổi.

Trình 3 Nghị định thay thế trong 6 tháng đầu năm

Có thể thấy, dường như chưa có một lực lượng công vụ nào chịu sự chi phối, điều chỉnh của gần 30 văn bản như lực lượng QLTT. Một trong những nguyên nhân được lý giải là do lĩnh vực ngành hàng thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng QLTT khá nhiều. Do đó, theo lãnh đạo Tổng cục QLTT, lĩnh vực xây dựng pháp luật, hành lang pháp lý để QLTT hoạt động thực sự rất quan trọng. 

Nhiều đại diện các Cục QLTT địa phương cũng cho rằng, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm, chưa tháo gỡ được khó khăn cho các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ.

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh chia sẻ, tất cả những bất cập mà đại diện các Cục QLTT địa phương đề cập đến ông đều đã nắm rõ và cho biết, dự kiến, trong 6 tháng đầu năm 2019, Tổng cục QLTT sẽ trình 3 Nghị định mới là Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm thương mại; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 148/2016/NĐ-CP đề ra khuôn khổ hoạt động  của QLTT. Cuối cùng là Nghị định thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng  nhất là quy định chi tiết xử lý đối với chai LPG, chai LPG mini bị tịch thu. Dự kiến, các Nghị định này có thể ban hành ngay trong năm 2019. 

Bên cạnh đó, Tổng cục QLTT cũng sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế và Nghị định số 67/2017/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng QLTT để tạo điều kiện cho lực lượng làm việc hiệu quả các lĩnh vực đã được phân công, quản lý. 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.