Quản lý tài nguyên nước: Tháo gỡ vướng mắc bằng giải pháp công nghệ

Bảo vệ tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững. (Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)
Bảo vệ tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững. (Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá là “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn”, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ có hiệu lực trong năm 2024 đánh dấu bước tiến lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước.

Tại Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 lĩnh vực tài nguyên nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức, vấn đề chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, quản lý thông minh tài nguyên nước được đặt ra như là giải pháp quan trọng để sớm đưa luật vào đời sống.

Nhiều bước tiến quan trọng

Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 và được kỳ vọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Đáng chú ý, trong năm 2023, bên cạnh dấu mốc quan trọng là Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được thông qua, các đơn vị lĩnh vực nước đã hoàn thành việc thực hiện dự án số 1 “Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” thuộc Chương trình “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước”. Ngoài ra, lĩnh vực nước cũng đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đánh giá tổng thể tác động và giải pháp ứng phó đối với việc các nước phát triển thủy điện trên dòng chính, chuyển nước sông Mekong”.

Thời gian qua, khung pháp lý về tài nguyên nước ngày càng được hoàn thiện, giúp công tác quản lý tài nguyên nước dần đi vào nền nếp, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Quan trọng hơn, dựa trên “đòn bẩy” pháp luật, cộng đồng người dân và doanh nghiệp có thể “chung tay” góp sức cùng với các cơ quan chức năng bảo vệ tài nguyên nước, thông qua việc tuân thủ các quy định pháp luật, hướng tới những thói quen tốt như sử dụng nước trách nhiệm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững về lâu dài.

Tuy vậy, công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế. Về công tác quản lý, một số bất cập còn tồn tại như thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước hiện còn phân tán và chưa đầy đủ. Mạng lưới quan trắc chất lượng nước còn mỏng và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được diễn biến tài nguyên nước. Hoạt động quản lý, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mới tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, việc kiểm soát chất lượng nước và ô nhiễm nước ở các vùng nông thôn chưa được quan tâm thoả đáng. Việc phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các cấp và ngành chưa thực sự chặt chẽ ở nhiều nơi. Trong khi đó, lực lượng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước còn mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu, kinh phí cấp cho công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên nước còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát hiện và xử lý các vi phạm chưa kịp thời.

Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn chưa cao. Việc xả nước thải vào nguồn nước của các tổ chức, doanh nghiệp thường thực hiện lén lút, các đường ống xả nước thải thường được ngụy trang xây dựng ngầm dưới lòng đất gây khó khăn cho việc kiểm tra, phát hiện.

Thúc đẩy chuyển đổi số

Tại Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 lĩnh vực tài nguyên nước” vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh yêu cầu các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước cần tăng cường công tác giám sát, bảo đảm vấn đề “đạo đức” khi đưa ra kết quả đánh giá, không để xảy ra tình trạng phát hiện ô nhiễm mà lại cấp “giấy phép xanh”. Nhấn mạnh yếu tố công nghệ, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước cần tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu sạch; tận dụng “cánh tay nối dài” ở các địa phương, để nâng cao công tác quản lý trên cơ sở quản trị thông minh tài nguyên nước.

Theo đó, trong năm nay, các đơn vị thuộc lĩnh vực tài nguyên nước đặt mục tiêu sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, thông qua duy trì vận hành hệ thống giám sát trực tuyến khai thác sử dụng nước đối với khoảng 600 công trình đã được Bộ cấp phép. Lĩnh vực nước cũng sẽ thúc đẩy việc xây dựng bản đồ số dự báo, cảnh báo hạn hán, thiếu nước, kết nối với hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định trong điều hoà, công bố kịch bản nguồn nước.

Các giải pháp khoa học công nghệ có ý nghĩa quan trọng giúp các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ tập trung nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ chính sách, để sớm đưa Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đi vào đời sống. Bên cạnh hoạt động giám sát, các giải pháp này còn góp phần nâng cao hiệu quả trong các công tác bảo đảm an ninh nguồn nước; hạch toán tài nguyên nước; sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm và hiệu quả; cải tạo, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đối với các công trình khai thác sử dụng nước.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.