Quản lý đất nông, lâm trường: Không đủ người, một cán bộ phải “quản” trung bình 500 ha

Ảnh: Một vụ phá rừng tại Lâm trường Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình
Ảnh: Một vụ phá rừng tại Lâm trường Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình
(PLVN) - Đây là một trong những thông tin đáng chú ý được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trong báo cáo kết quả thực hiện việc tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.

Hầu hết đã được rà soát

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tính đến tháng 12/2019, tổng diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc UBND cấp xã quản lý, sử dụng là gần 9,2 triệu ha.

Qua rà soát, sắp xếp tổ chức, trên cả nước hình thành 745 tổ chức nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn, gọi chung là nông, lâm trường  bao gồm Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng, các tổ chức sự nghiệp khác, các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại hình tổ chức khác; quản lý, sử dụng 8,1 triệu ha tại 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, tổng diện tích đất các tổ chức trên bàn giao một phần hoặc toàn bộ (giải thể) diện tích về địa phương để giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc UBND cấp xã quản lý... trong quá trình rà soát, sắp xếp từ năm 2004 đến nay là khoảng hơn 1 triệu ha.

Theo Bộ TN&MT, hầu hết diện tích đất đã được các địa phương rà soát, thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng chung với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn nhiều diện tích chưa được rà soát chi tiết để điều chỉnh vào quy hoạch chung của địa phương hay lập phương án sử dụng đất để quản lý, nhất là phần diện tích đất các nông lâm trường bàn giao về địa phương qua các thời kỳ.

Thống kê của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho thấy, tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp đã giao và cho thuê là: 8,2 triệu ha chiếm 90,03% diện tích giao khoán; cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư là 531 ngàn ha, bằng 5,8 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. Trong khi diện tích bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp là 172 ngàn ha, bằng 1,9 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.

Lợi dụng giáp ranh để khai thác rừng trái phép

Theo đánh giá của Bộ TN&MT, công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tuy đã dần đi vào nề nếp nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, vẫn còn tình trạng sử dụng quỹ đất của Nhà nước để cho thuê, cho mượn, khoán trắng; tình trạng lợi dụng ranh giới giữa rừng sản xuất với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ không rõ ràng để khai thác rừng không đúng pháp luật còn diễn ra.

Vẫn còn tình trạng hợp thức hóa cho các vi phạm đã xảy ra, gây ra sự không ổn định tình hình chính trị - xã hội tại địa phương. Tình trạng sử dụng đất không đúng đối tượng, không đúng mục đích vẫn còn xảy ra khá phổ biến, hiệu quả sử dụng đất không cao, gây lãng phí nguồn tài nguyên; Chưa quản lý và đưa vào khai thác có hiệu quả diện tích nông trường, lâm trường bàn giao lại cho địa phương;

Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để; nhất là vai trò chủ động của UBND các cấp trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất; tình trạng đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả còn xảy ra ở  nhiều nơi nhưng chưa giải quyết kịp thời.

Đáng chú ý, theo thông tin mà Bộ TN&MT đưa ra, nguồn lực con người, lao động trong danh sách của nhiều nông trường, lâm trường không đáp ứng với diện tích đất được giao để sử dụng. Thực tế có những công ty bình quân chỉ có một người (bao gồm cả cán bộ quản lý) phải gánh vác việc sử dụng trên 500 ha.

Cụ thể, bình quân diện tích đất/người của một số Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp điển hình như: Công ty Nam Hòa là 840 ha/người, Công ty Lâm sản Khánh Hòa là 975 ha/người, Công ty Trầm Hương là 746 ha/người, Công ty Ninh Sơn là 698 ha/người, Công ty Tân Tiến là 934ha/người, Công ty Đắk Tô là 1.123 ha/người, Công ty Đắk Hà là 5.687 ha/người, Công ty Kon Plông là 1.358 ha/người, Công ty Kông Chro là 992 ha/người, Công ty Chư Phả là 689 ha/người, Công ty Tam Hiệp là 713 ha/người, Công ty Đạ Tẻh là 653 ha/người...

Việc một cán bộ phải “quản” số diện tích đất quá lớn dẫn đến tình trạng các nông, lâm trường giao khoán sai mục đích, sai đối tượng, thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng khá phổ biến (điển hình ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung).

Thậm chí, một số đơn vị được giao đất do không quản lý tốt nên đã để bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép mà không được ngăn chặn, giải quyết kịp thời gây nên tình trạng rất phức tạp, chưa giải quyết đượcBên cạnh đó,  hiện tượng lợi dụng ranh giới nhiệm vụ được giao để quản lý, ranh giới loại rừng giữa rừng sản xuất với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ không rõ ràng để khai thác rừng không đúng pháp luật còn diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương.

Theo Bộ TN&MT,  tình đến hết năm 2019, diện tích  đất nông, lâm trường đã thiết lập lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất là 2,6 triệu ha, bằng 29,1 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. Diện tích đã có bản đồ địa chính chi tiết là 4,9 triệu ha, bằng 52,9 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.  Diện tích đã cấp Giấy chứng nhận là 4,3 triệu ha bằng 47,3 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng (tập trung chủ yếu là các công ty nông, lâm nghiệp, phần diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận tập trung tại các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được giao quản lý); diện tích đã thiết lập hồ sơ địa chính là 2,6 triệu ha, chiếm 29 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.