Quản lý chặt người mua thuốc ho, sốt để không mất dấu F0

Quản lý chặt người mua thuốc ho, sốt để không mất dấu F0
(PLVN) - Theo lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Sở Y tế cần kết nối với các nhà thuốc trong toàn thành phố để nắm bắt nhanh thông tin về những người mua thuốc ho, sốt, cảm cúm.

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc  nắm bắt được thông tin về người mua thuốc sốt, ho, cảm cúm, sẽ khiến chúng ta không đánh mất dấu của các F0 trong cuộc chống dịch Covid-19.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc tự mua thuốc điều trị tình trạng cảm cúm tại các hiệu thuốc có thể làm mất dấu những người mắc Covid-19.

Điều đáng lo ngại là nếu có bệnh nhân mắc Covid-19 tự điều trị sẽ phát tán virus cho những người xung quanh.

Ông dưa ra giải pháp cốt lõi để phát hiện sớm ca bệnh Covid-19  là khuyến cáo người dân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính đến khám tại các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

TS Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Nhi Cincinnati, Ohio, Mỹ cũng cho rằng việc khai báo y tế khi có biểu hiện ho, sốt trước khi tự ý đến hiệu thuốc mua thuốc là cần thiết. Người mắc Covid-19 đến mua thuốc và có thể khiến hiệu thuốc trở thành trung tâm truyền bệnh cho người khỏe mạnh.

"Việc tự điều trị bệnh tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường về sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng. Bên cạnh đó, điều trị tại nhà khi không kiểm soát tốt việc phòng ngừa lây nhiễm có thể làm cho bệnh lây lan đến những người xung quanh. Thời kỳ đầu khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, nhiều trường hợp tự điều trị tại nhà đã làm dịch bệnh lan tràn và tăng tỷ lệ tử vong", chuyên gia cho hay.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyễn nhiễm Việt Nam, việc cảnh giác, tiếp tục theo dõi các ca ngoài cộng đồng và những người có dấu hiệu bệnh là rất quan trọng. Bởi một số trường hợp có thể nhiễm virus sau đó lưu hành, đi lại nhiều và lây người khác mà chúng ta không thể biết trước.

Vấn đề này cũng đã được Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định trong cuộc họp của ban chỉ đạo Thành phố chông dịch Covid-19. Ông cho biết người dân Việt Nam có thói quen khi ho, sốt đến hiệu thuốc để tự mua và sử dụng. Do đó, chủ tịch Thành phố Hà Nội đề nghị thông báo đến tất cả hiệu thuốc trên địa bàn thành phố, nếu cá nhân nào mua thuốc ho, sốt thời gian qua phải báo ngay cho y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm.

Ông cũng yêu cầu Sở Y tế hay gửi thông báo ngay tới  7.000 cửa hàng thuốc mà Sở đã có kết nối, để làm ngay công việc này. 

Ông cũng yêu cầu các phòng khám tư nhân, bác sĩ tư nhân, bác sĩ về hưu, khi có bệnh nhân ho, sốt, khó thở đến điều trị phải thông báo để lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ, không bỏ sót trường hợp nào.

"Đây đây là nhiệm vụ tham gia phòng, chống dịch. Nếu hiệu thuốc nào để sót trường hợp này phải xử lý theo đúng quy định pháp luật. Những trường hợp để lọt có thể bị tước giấy phép vĩnh viễn." - ông Chung nói.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...