Quan hệ Việt - Lào: Nỗ lực nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

(PLVN) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước, hai bên cần nỗ lực nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thành trụ cột thực sự trong quan hệ hai nước.

Phối hợp tìm hướng đi mới và hiệu quả cho các dự án

Chiều 26/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp xã giao Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Yathotou đang thăm chính thức Việt Nam. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Lào đạt được trong những năm qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX, kiểm soát tốt dịch COVID-19, mở cửa và phục hồi kinh tế thành công.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Yathotou.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Yathotou.

Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou đánh giá cao những thành tựu to lớn về mọi mặt mà nhân dân Việt Nam giành được thời gian qua, đặc biệt trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời bày tỏ cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ quý báu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay; khẳng định sẽ tiếp tục làm hết sức mình cùng lãnh đạo Việt Nam không ngừng vun đắp và củng cố quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam.

Đánh giá cao kết quả hội đàm sáng cùng ngày giữa Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước, hai bên cần tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, trong đó có kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước tới Lào vào tháng 8/2021; duy trì thường xuyên việc trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; nỗ lực nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thành trụ cột thực sự trong quan hệ hai nước; phối hợp tìm nguồn vốn, hướng đi mới và hiệu quả cho các dự án hợp tác, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược, kết nối hai nền kinh tế, tận dụng hệ thống cảng biển và 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà hai nước cùng tham gia để mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của cả Lào và Việt Nam; tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, y tế, giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là hợp tác giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN.

Tiếp tục vun đắp, không ngừng củng cố mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào

Trước đó, sáng cùng ngày, ngay sau Lễ đón chính thức, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã hội đàm với Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou tại Phủ Chủ tịch. Thay mặt Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhiệt liệt chào mừng bà Pany Yathotou sang thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Phó Chủ tịch nước Lào; tin tưởng chuyến thăm quan trọng, mang nhiều ý nghĩa này sẽ góp phần tiếp tục vun đắp và không ngừng củng cố mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Trước những diễn biến phức tạp hiện nay trên thế giới, hai Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị của việc vun đắp và không ngừng củng cố mối quan hệ láng giềng hữu nghị gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào đối với an ninh và phát triển của mỗi nước, cũng như hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hai bên vui mừng về những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực. Vượt qua những khó khăn, cản trở do dịch bệnh, hai bên đã cùng nỗ lực duy trì thường xuyên các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương quan trọng, thực hiện tốt các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác trên tất cả các lĩnh vực quan trọng. Hợp tác kinh tế giữa hai nước giữ được đà phát triển khả quan. Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 403,6 triệu USD, tăng 19,22% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam hiện có 214 dự án đầu tư còn hiệu lực vào Lào, với tổng vốn đăng ký khoảng 5,33 tỷ USD, tiếp tục là một trong những nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Lào.

Hai bên khẳng định quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế cho tương xứng với tổng thể quan hệ đặc biệt giữa hai nước, tiếp tục quan tâm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, mở rộng kết nối hạ tầng cứng về giao thông, năng lượng, viễn thông cũng như hạ tầng mềm về kết nối kinh tế số, thúc đẩy thương mại cửa khẩu…

Hai Phó Chủ tịch nước cũng dành thời gian trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phát huy truyền thống phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong; khẳng định tiếp tục nỗ lực cùng các nước thành viên không ngừng củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, giữ vững các nguyên tắc, giá trị và lập trường chung về các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoà bình, an ninh khu vực; thống nhất quan điểm giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khu vực và thế giới bằng biện pháp hòa bình và luật pháp quốc tế.

Trao đổi về định hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương thời gian tới, hai Phó Chủ tịch nước nhất trí tiếp tục duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao trên tất cả các kênh; phối hợp triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thoả thuận đạt được tại Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, nhất là Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030.

Hai bên sẽ phối hợp tổ chức tốt các hoạt động ý nghĩa và thiết thực trong khuôn khổ “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022” để kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng, an ninh, giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, giao lưu văn hoá - thể thao, hợp tác giữa các địa phương hai nước...

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.