Quân đội trân trọng tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang dâng hương và ghi Sổ lưu bút tại Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7
Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang dâng hương và ghi Sổ lưu bút tại Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7
(PLVN) - Những năm qua, công tác “Đền ơn đáp nghĩa” trong Quân đội phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Qua đó, huy động được nhiều nguồn lực, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần động viên, cải thiện cuộc sống đối với các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, tạo hiệu ứng tốt trong toàn quân và xã hội. Đồng thời, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ và truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là thế hệ trẻ trong Quân đội.

“Đền ơn đáp nghĩa” trong Quân đội phát triển cả bề rộng và chiều sâu 

“Đền ơn đáp nghĩa” là truyền thống quý báu, nét đẹp văn hóa và đạo lý của dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh, tri ân những người đã cống hiến, hy sinh, xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Cách đây 72 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái” đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.

Người căn dặn: “Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”, “... chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta”.

Hàng năm, ngân sách nhà nước đã dành hơn 32 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chế độ ưu đãi cho 9,2 triệu NCC với cách mạng, trong đó có gần 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 138 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH), hơn 2 triệu thương binh (TB), bệnh binh, thân nhân LS, hàng trăm nghìn người bị địch bắt tù đày, người nhiễm chất độc hóa học, hàng nghìn người được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Từ năm 2015 đến nay, toàn quân đã xây dựng được 4.289 Nhà tình nghĩa (với số tiền 302,48 tỷ đồng), tặng 3.558 sổ tiết kiệm (số tiền 10,237 tỷ đồng), khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 205.711 người (số tiền 230,2 tỷ đồng), phụng dưỡng 2.867 Bà mẹ VNAH, hỗ trợ các trung tâm hơn 56,669 tỷ đồng, tặng quà các đối tượng chính sách hơn 313,864 tỷ đồng v.v.

Đối với Quân đội, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn nỗ lực, chủ động, sáng tạo, bằng nhiều biện pháp, cách làm thiết thực, đưa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

Thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là tình cảm, trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ”, không chỉ là trách nhiệm chính trị của lãnh đạo, chỉ huy mà còn là phong trào thi đua và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Nổi bật là: Chương trình xây dựng Nhà tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tuyển dụng, tạo việc làm cho vợ, con liệt sĩ và thương binh, bệnh binh nặng; tặng sổ tiết kiệm; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách; tu sửa, tôn tạo công trình ghi công liệt sĩ.

Cùng với đó, các đơn vị đã đỡ đầu, kết nghĩa với các đoàn an dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/điôxin (Làng Hữu Nghị); tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm hỏi, tặng quà động viên người có công ở các chiến khu, căn cứ cách mạng, biên giới, biển, đảo.

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi NCC từng bước được hoàn thiện; đối tượng NCC được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội. 

Nhằm trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, thể hiện tinh thần “Hiếu nghĩa bác ái” của dân tộc, tạo sức lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng “Thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, về chế độ chính sách, Trung tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết: “Quân đội đã chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện chu đáo chính sách đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và Quyết định 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Triển khai thực hiện Nghị định 102/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài v.v...”.

7 năm, tìm kiếm, quy tập được 15.367 HCLS

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, những năm qua, công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đến nay, cả nước đã tìm kiếm, quy tập được hơn 900.000 HCLS đưa về an táng trong hơn 3.000 nghĩa trang LS trên toàn quốc. Kết quả đó thể hiện sự tri ân, tôn kính, biết ơn và ghi nhớ sâu sắc công lao to lớn của các Anh hùng LS, từng bước đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình LS.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch hỏi thăm, động viên, tặng quà các thương binh nặng tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch hỏi thăm, động viên, tặng quà các thương binh nặng tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Lạng Giang

Hiện nay, toàn quốc có 20 đội chuyên trách làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập HCLS ở trong nước, ở Lào và Campuchia chủ yếu trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, thành. Ngoài ra, các lực lượng lâm thời được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập HCLS ở các địa bàn trọng điểm, còn nhiều HCLS như Hà Giang, Quảng Trị…

Từ năm 2012 đến nay, trong thời gian triển khai Đề án 1327 (Đề án tìm kiếm, quy tập HCLS từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo), toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được 15.367 HCLS, trong đó ở địa bàn trong nước là 7.215, ở Lào là 2.445 và Campuchia là 5.707. 

 Bộ Quốc phòng đã chuyển giao hơn 700.000 dữ liệu về LS, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) chuyển giao 1.200.000 dữ liệu về LS, gần 900.000 dữ liệu về mộ LS và hơn 3.000 dữ liệu về nghĩa trang LS cho Bộ Thông tin và Truyền thông để chuẩn hóa, tích hợp liên thông cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính HCLS. Bộ LĐ, TB&XH phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng, triển khai Cổng thông tin điện tử về LS, mộ LS và nghĩa trang LS.

Thiếu tướng Trần Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị cho biết: “Hiện nay, thông tin về LS, mộ LS ngày càng ít dần; số lượng HCLS cần phải tìm kiếm, quy tập và số lượng mộ LS thiếu thông tin cần phải xác định danh tính còn lớn; hồ sơ, danh sách LS, sơ đồ mộ chí, hồ sơ quy tập HCLS quản lý, lưu trữ còn sai sót, bất cập.

Để công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin đạt kết quả tốt, các đơn vị, địa phương như Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương đã thực hiện sáng tạo nhiều hình thức, như: Phát tờ rơi, phiếu cung cấp thông tin về LS, mộ LS đến từng hộ gia đình; lồng ghép nội dung công tác này trong các hội nghị, cuộc họp của nhân dân; cử cán bộ trực tiếp xuống tận thôn, xóm, ấp, tổ dân phố dự họp kết luận địa bàn, nắm thông tin về LS, mộ LS v.v. Qua đó, tiếp nhận và xác minh thông tin, tổ chức tìm kiếm, quy tập được nhiều điểm mộ, khu mộ LS tập thể ở các địa phương”.

Tất cả hướng tới mục tiêu, giai đoạn 2019-2020, phấn đấu hoàn thành bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, tiến tới công bố dữ liệu quốc gia về LS, mộ LS. Cơ bản hoàn thành việc lập bản đồ tìm kiếm, quy tập HCLS ở 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) trong phạm vi toàn quốc. Mỗi năm tìm kiếm, quy tập được khoảng 1.500-2000 HCLS.

Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7), chiều 25/7, Trung tướng Lê Văn Hoàng, Chính ủy Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ tịch Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em (DS, GĐ TE) Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Đinh Văn Nam tại phường Đằng Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng.

Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Đinh Văn Nam (Y sĩ Hải đội 3, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân) hy sinh ngày 16/10/2013 khi đang cùng tàu hải quân 957 cứu kéo tàu 626 bị mắc cạn trên bãi san hô ở đảo Phan Vinh B, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Sau đó chị Đinh Thị Kim Xoa, vợ của LS Đinh Văn Nam đã được tuyển dụng vào Quân chủng Hải quân. Hiện tại, Trung úy QNCN Đinh Thị Kim Xoa đang công tác tại Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân.

Trước đó, đoàn công tác Ủy ban DS, GĐ TE Bộ Quốc phòng đã đến thăm, tặng quà cho con các quân nhân bị thương và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn Đồn Biên phòng Bát Mọt, BĐBP Thanh Hóa tháng 6/2019. Đoàn công tác đã tặng số quà trị giá 25 triệu đồng của Ủy ban DS,GĐ TE và 20 triệu đồng tiền mặt do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đóng góp đến con các quân nhân.

Đọc thêm

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
(PLVN) -  Sáng 19/6, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, (Hà Nội).

Chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh khi bỏ thuế khoán

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 19/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa nhận, khi mới triển khai chính sách bỏ thuế khoán từ đầu năm 2026 sẽ có những tác động đến hàng triệu hộ kinh doanh. Hiện, Bộ đang chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện đảm bảo thuận lợi, giảm gánh nặng thủ tục và chi phí với các hộ.

Bài 2: Đối diện 'hòn tên, mũi đạn' mà chí không mòn

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)
(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.