Quân đội quyết liệt chống dịch Covid-19 giai đoạn 2

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang làm nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu phát khẩu trang miễn phí cho du khách qua lại biên giới. Ảnh: Nguyễn Huy.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang làm nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu phát khẩu trang miễn phí cho du khách qua lại biên giới. Ảnh: Nguyễn Huy.
(PLVN) - Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong giai đoạn 2 dịch Covid-19, các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục chủ động tham gia, tích cực phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan vào quân đội. Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng liên quan tích cực phòng, chống dịch Covid-19 trong cả nước.

Bổ sung thời gian huấn luyện 2 giờ/tuần về phòng, chống dịch 

Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhấn mạnh, trong giai đoạn 1, khi quân đội triển khai kiểm soát chặt chẽ người về từ vùng có dịch về nước, nhất là việc tổ chức cách ly các trường hợp nghi nhiễm Covid-19, cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan, đơn vị đã vào cuộc nhanh, đồng bộ, phát huy tốt 4 tại chỗ, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm điều kiện tốt nhất giúp nhân dân phòng, chống dịch.

Góp phần vào thành công ấy chính là việc minh bạch thông tin, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho bộ đội và nhân dân về dịch bệnh cũng như đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái về Covid-19. 

Báo cáo kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 của BQP, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần cho biết, ngay khi phát hiện ca mắc Covid-19 thứ 17 tại Hà Nội, Cục Quân y đã có điện khẩn chỉ đạo quân y các đơn vị tham mưu với cấp ủy, người chỉ huy rà soát, thống kê, tổ chức cách ly các đối tượng có tiếp xúc gần hoặc các diện tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 (từ F1 đến F4) để phòng, chống lây lan và sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân.  

Thực hiện chỉ đạo của trên, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bộ đội và nhân dân nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống dịch. Tăng cường các biện pháp chống lây nhiễm cho lực lượng tham gia tại các điểm cách ly. Hạn chế tối đa người ra vào doanh trại; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ xe quân sự ra vào thành phố.

Nắm chắc số cán bộ, nhân viên có gia đình, người thân đang học tập, công tác, lao động, du lịch ở nước ngoài và khu vực có ổ dịch trong nước để có biện pháp cách ly, theo dõi y tế. Hủy, hoãn các cuộc họp, hội nghị, tránh tập trung đông người. Nếu cần phải hội họp thì tổ chức bằng hình thức trực tuyến. 

Tổng cục Hậu cần chỉ đạo quân y các đơn vị phun thuốc khử trùng doanh trại và các khu vực được phân công. Bảo đảm tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, có kế hoạch bảo đảm hậu cần trong trường hợp dịch bệnh lan rộng. Ngoài các phương án phòng, chống lây nhiễm, ngành quân y chủ động phương án cứu chữa cho người nhiễm Covid-19.

Để bảo đảm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ là một tuyên truyền viên trong phòng, chống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, song cũng không lo lắng, hoang mang, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 kiến nghị, trong thời gian tiếp theo, đề nghị Bộ Tổng Tham mưu bổ sung thời gian huấn luyện 2 giờ/tuần về phòng, chống dịch Covid-19.

Quyết liệt phòng chống dịch

Quân khu 1 đóng quân trên địa bàn 6 tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có hai tỉnh biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn tiếp giáp với Trung Quốc. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập vào các cơ quan, đơn vị và sẵn sàng ứng phó xử trí mọi tình huống.

Đại tá Trần Minh Toản, Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 1 cho biết: “Quân khu đã thành lập 13 tổ phòng, chống dịch từ các bệnh viện quân y, bệnh xá quân y đơn vị và đội y học dự phòng; thành lập 2 đội cơ động phòng, chống dịch; 2 tổ chuyên khoa tăng cường của Bệnh viện Quân y 110 và 91; huy động 200 giường bệnh (Bệnh viện Quân y 110 có 120 giường; Bệnh viện Quân y 91 có 80 giường); đồng thời tích cực kiểm tra các cơ sở quân y, chuẩn bị thuốc, hóa chất, vật tư và cơ số phòng, chống dịch; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động nắm bắt thông tin về bệnh dịch và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn”.

Để đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất theo tinh thần vì nhân dân phục vụ, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận người cách ly đã tổ chức dồn dịch chỗ ở, nhường doanh trại và những tiện nghi sinh hoạt thường ngày cho bà con ở khu vực cách ly.

 Lực lượng y tế Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh đã phối hợp với sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật tại địa phương, tổ chức phun khử trùng toàn bộ khu vực cách ly và quanh đơn vị 2 lần/ngày; thường trực 2 tổ dân y và quân y trực 24/24h tại khu vực tiến hành giám sát, theo dõi sức khỏe công dân trong thời gian 14 ngày.

Cùng với lực lượng chốt chặn tại chỗ, Học viện Biên phòng đã cử 280 người (gồm: 259 học viên, 21 cán bộ, giảng viên) đi thực tập, thực tế và tham gia phòng, chống dịch. Trường Trung cấp 24 Biên phòng cử 45 đồng chí (39 huấn luyện viên và 6 cán bộ) và 39 chó chiến đấu tham gia làm nhiệm vụ tại biên giới đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai.

Đối với một bộ phận bà con dân tộc thiểu số còn hạn chế trong sử dụng tiếng phổ thông, không nghe và hiểu hết được những khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng các tỉnh phía Bắc đã áp dụng nhiều cách thức để tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi, với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hành, giúp người dân chủ động phòng tránh. 

Quân đội tiếp tục ứng phó với dịch Covid-19 theo 5 cấp độ dịch

Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng cho biết, ngay trong giai đoạn 1 phòng, chống Covid-19, Quân đội đã chủ động xây dựng phương án, tổ chức diễn tập cấp Bộ Quốc phòng, sẵn sàng phương án, nhân lực, vật lực đối phó với các tình huống, cấp độ của dịch. 

Trong giai đoạn 2, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới và các trường hợp lây nhiễm mới ở Việt Nam, Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải làm tốt công tác rà soát, sẵn sàng đáp ứng, có các giải pháp đối phó với dịch Covid-19 theo 5 cấp độ dịch đã xác định.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần chủ động nghiên cứu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch và nghiên cứu về mầm bệnh, các biện pháp chẩn đoán, điều trị. Chủ động về thuốc men, vật tư y tế. Các bệnh viện dã chiến, các tổ, đội phòng chống dịch, sẵn sàng cho mọi tình huống. 

Các đơn vị triển khai các giải pháp thực hiện Nghị định 71/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm… Riêng trong tổ chức các sự kiện quốc tế, ngành quân y bảo đảm môi trường an toàn và chăm sóc y tế chu đáo cho các đại biểu dự Hội nghị. 

Đặc biệt, toàn quân phải kết hợp tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 với phòng, chống “virus trì trệ” trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.