Quân đội nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai

Kiểm tra chuẩn bị phương tiện sẵn sàng ứng phó với mùa mưa bão 2023.
Kiểm tra chuẩn bị phương tiện sẵn sàng ứng phó với mùa mưa bão 2023.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mùa mưa bão năm 2023 đã tới. Đến nay, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPSCTT&TKCN), bảo đảm sát thực tiễn, xử lý linh hoạt, kịp thời mọi tình huống.

Vận dụng hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”

Trong năm 2022 và quý I/2023, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, đơn vị đã quán triệt, thực hiện tốt nhiệm vụ ƯPSCTT&TKCN, đóng quân canh phòng, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đồng thời, các đơn vị đã thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương.

Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên đã huy động trên 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân và 34 lượt phương tiện, trang thiết bị tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố xảy ra trên địa bàn; huy động 627 cán bộ, chiến sĩ tham gia khắc phục hậu quả cháy nổ, cháy rừng…

Tại Nghệ An, tiêu biểu trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó, khắc phục hậu quả SCTT&TKCN năm 2022 có các đơn vị: Ban CHQS các huyện, thị xã Kỳ Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu, Hoàng Mai và Trung đoàn 764... Đơn vị phối hợp, hiệp đồng có: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Sư đoàn 324, Lữ đoàn 414, Lữ đoàn 16, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4, Kho K77.

Đại tá Lê Văn Diện, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa cho biết, trước diễn biến khó lường của thời tiết những năm gần đây, ngoài việc nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT&TKCN cho các lực lượng, năm 2022, đơn vị đã tham mưu cho địa phương bảo đảm kinh phí gần 13 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ tập huấn, huấn luyện, diễn tập và mua sắm vật chất (trong đó, riêng mua sắm vật chất là 8 tỷ đồng). Qua một năm thực hiện đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các lực lượng; sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ƯPSCTT&TKCN trên địa bàn.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết, việc thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT&TKCN của lực lượng vũ trang Quân khu 4 những năm qua để lại nhiều bài học quý giá, đặc biệt là phát huy phương châm “4 tại chỗ” một cách hiệu quả. Nhất là trong công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, kết hợp với huy động lực lượng, phương tiện ở địa bàn lân cận và lực lượng, phương tiện của cấp trên để kịp thời tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, góp phần giúp nhân dân sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

Dự báo 6 tháng cuối năm 2023, tình hình thời tiết, khí hậu trên địa bàn tỉnh sẽ diễn biến phức tạp, mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra ở nhiều địa phương. Để chủ động ứng phó kịp thời và hiệu quả các tình huống thảm họa, sự cố thiên tai, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương các quân khu: 1, 2, 3, 4, 5 chủ động thực hiện và phối hợp chặt chẽ trong công tác ứng phó thảm họa, sự cố thiên tai.

Sẵn sàng ứng phó sự cố, thiên tai năm 2023

Xác định những thuận lợi, khó khăn và nguy cơ tiềm ẩn trong mùa mưa bão, với phương châm “thực hiện 4 tại chỗ, chủ động phòng, tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra”, Ban CHQS TP Hưng Yên đã xây dựng các phương án ứng cứu tại một số trọng điểm đê, kè, cống, khu vực dự kiến xảy ra ngập úng cục bộ, cháy nổ, sập đổ công trình; kế hoạch sơ tán nhân dân tại một số khu vực trọng điểm của các xã: Phú Cường, Hùng Cường, Bảo Khê, Tân Hưng và phường Lam Sơn... theo quan điểm “phòng là chính, tích cực, chủ động, ứng cứu nhanh, có hiệu quả”.

“Hằng năm, chúng tôi đều phối hợp với cơ quan chức năng thành phố tổ chức khảo sát các khu vực đê, kè, cống trọng điểm, các khu vực có nguy cơ cháy nổ, sập đổ công trình để xây dựng phương án, hiệp đồng với các đơn vị chi viện của Sư đoàn 395 (Quân khu 3), Trung đoàn 126 (Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên) và lực lượng của Ban CHQS huyện Ân Thi. Cùng với đó, tham mưu với Thành ủy, UBND TP, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thành phố kiện toàn tổ chức, phối hợp tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân tinh thần chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn”, Thượng tá Vũ Quang Hưng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS TP Hưng Yên cho biết.

Đến nay, đơn vị đã xây dựng lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn gồm lực lượng tại chỗ và cơ động gần 10 nghìn người, thành lập đội tìm kiếm cứu nạn, bố trí đội canh đê, gác nước, đội cắm cừ, đào mò cùng lực lượng chi viện ứng cứu của các đơn vị khác gần 1.000 người. Phương tiện tham gia ứng cứu được trang bị đầy đủ, như: Xuồng, xe ô tô chuyên dụng và các loại dụng cụ cầm tay...

Năm 2023, Quân khu 4 chỉ đạo Bộ CHQS các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự, với đề mục Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức chỉ huy điều hành ứng phó thảm họa cháy, nổ, sập đổ công trình, hóa chất độc trên địa bàn tỉnh kết hợp với diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh.

Cùng với đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ lái tàu, xuồng, đồng thời chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập huấn để củng cố, bổ sung kiến thức cơ bản về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó chú trọng huấn luyện phương pháp di chuyển người, vật chất ra khỏi vùng ngập lụt; phương pháp gia cố đê điều bằng vật liệu tại chỗ; chỉ đạo 4 - 5 huyện diễn tập phòng, chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ đạo 2 - 3 huyện trọng điểm về thiên tai, lũ lụt).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.