Quân đội Mỹ gây bê bối tại Nhật

Một cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa. Ảnh: AFP
Một cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một quyết định đơn phương của Thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại Okinawa là đổ nước thải nhiễm axit độc hại xuống cống thoát nước của TP Ginowan đã gây ra một vụ bê bối ở Nhật Bản. 

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra lời xin lỗi chính thức tới thị trưởng TP Ginowan (thuộc tỉnh Okinawa) về hành động của quân đội Mỹ đóng tại thành phố này. Các quan chức từ Bộ Quốc phòng và Bộ Môi trường đã đến thăm Okinawa trong tuần này để thảo luận về việc đổ nước thải từ Trạm không quân Futenma của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, được thực hiện mà không có sự đồng ý của chính quyền TP và tỉnh.

Người đứng đầu bộ phận chính sách môi trường của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói với thị trưởng đây là sự việc "vô cùng đáng tiếc".

Vụ việc xảy ra vào ngày 26/8, người Mỹ được cho là đã thông báo trước chưa đầy một giờ cho các quan chức Nhật Bản ở Tokyo và Ginowan về ý định tiến hành bãi thải. Khoảng 64.000 lít nước bị nhiễm chất ô nhiễm nguy hiểm có tên là axit Perfluorooctanesulfonic (PFOS) đã được đổ vào hệ thống thoát nước thải của TP.

Hiện các bên vẫn có quan điểm đối lập về việc liệu việc đổ thải khoảng 64.000 lít nước có chứa PFOS này có thể gây hại cho môi trường hay không.

Theo Công ước Stockholm, một hiệp ước của Liên hợp quốc nhằm chống lại các hợp chất như vậy, PFOS được coi là một hóa chất bị hạn chế. Năm 2010, Nhật Bản đã cấm sản xuất và hiện chỉ cho phép sử dụng nó trong một số quy trình sản xuất và cho mục đích chữa cháy.

Các giới hạn về việc sử dụng PFOS trong nước đã được thông qua ở Nhật Bản vào năm 2020. Các căn cứ của Mỹ ở Okinawa trong nhiều năm đã bị cáo buộc làm ô nhiễm nguồn nước ngầm xung quanh khu vực đóng căn cứ bằng các hợp chất nguy hiểm khác nhau, bao gồm PFOS, một số trong số đó đến từ việc xả bọt chữa cháy. Vụ việc gần đây nhất liên quan đến căn cứ Futenma xảy ra vào tháng 4 năm ngoái.

Điểm đáng chú ý là PFOS là một trong những chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, còn được mệnh danh là “hóa chất vĩnh viễn”, nổi tiếng là có khả năng chống lại sự suy thoái tự nhiên và có thể tích tụ trong cơ thể sống trong một thời gian dài, gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Quân đội Mỹ đã liên lạc với người đồng cấp Nhật Bản về kế hoạch xử lý nước thải từ căn cứ vào đầu tháng 7 và cam kết rằng nước đã được xử lý để đảm bảo rằng hàm lượng PFOS trong đó thấp hơn nhiều so với các tiêu chuẩn của Nhật Bản cho phép đối với nước uống và nước môi trường.

Xét thấy chất ô nhiễm độc hại không chỉ về mặt sinh học mà còn về mặt chính trị, chính quyền tỉnh Okinawa muốn tiến hành một nghiên cứu tác động môi trường của kế hoạch xả thải này của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã không chờ đợi sự cho phép và tự xả thải ra môi trường lượng nước có chứa PFOS. Theo phía Mỹ, nếu không xả lượng nước này thì các hồ chứa nước, nơi chứa chất thải, có nguy cơ bị tràn khi có mưa lớn.

“Tôi cảm thấy phẫn nộ mạnh mẽ rằng quân đội Hoa Kỳ đã đơn phương đổ nước ngay cả khi họ biết rằng các cuộc thảo luận đang được tiến hành giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ về cách xử lý nguồn nước bị ô nhiễm”, Thống đốc tỉnh Okinawa Denny Tamaki nói trong cuộc họp báo.

Trong một cuộc họp vào tháng 7, phía Mỹ đã đưa ra cho các quan chức Nhật Bản lý do tại sao họ cần xả thải vì cơ sở này từng thuê một công ty tư nhân xử lý nước, nhưng chi phí được cho là quá cao là gánh nặng đối với những người nộp thuế ở Mỹ. Trong khi phương pháp thông thường để xử lý PFOS ở Nhật Bản là thiêu hủy vì hợp chất này bị phân hủy ở nhiệt độ trên 850 độ.

Vào tháng 4, Tokyo đã công bố kế hoạch xả hơn 1,25 triệu tấn nước nước được sử dụng để làm nguội lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Fukushima (đã ngừng hoạt động sau khi bị hư hại bởi trận động đất và sóng thần năm 2011) vào Thái Bình Dương trong khoảng hai năm và đảm bảo rằng nó sẽ an toàn. Thông tin này khiến nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, phẫn nộ, nhưng Mỹ đã đồng ý với kế hoạch này của Nhật Bản.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.