Quân đội giúp người dân miền Trung ứng phó mưa bão

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Xuân Hòa, BĐBP Phú Yên cùng nhân dân đắp bờ bao chống sạt lở tại thôn Hòa An. Ảnh: Phương Oanh
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Xuân Hòa, BĐBP Phú Yên cùng nhân dân đắp bờ bao chống sạt lở tại thôn Hòa An. Ảnh: Phương Oanh
(PLVN) - 10 ngày qua, hai cơn bão đã đổ bộ vào miền Trung, gây mưa lớn dai dẳng, kéo dài nhiều ngày khiến lực lượng vũ trang (LLVT) từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa rất vất vả khi tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão. Dù liên tục phải dầm mình trong mưa, lạnh buốt người nhưng các anh đều nỗ lực, hối hả giúp dân trước khi bão số 6 tới.

Huy động tổng lực ứng phó 

Từ chiều tối 10/11, bão số 6 bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa gây sóng gió mạnh, mưa lớn. Trước đó, bão số 6 được đánh giá là cơn bão mạnh do 4 cơn bão khác gộp lại, có diễn biến khá phức tạp.

Để ứng phó bão số 6, các địa phương và LLVT đã huy động tổng lực, một phần giúp dân nhanh chóng khắc phục thiệt hại do bão số 5 gây ra, một phần triển khai ứng phó bão số 6. Vì vậy, lực lượng bộ đội, công an được tăng cường hỗ trợ các địa phương thực hiện các phương án phòng chống bão từ sớm. 

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình bão số 6; tập trung lực lượng để ứng phó, chủ động sơ tán bộ đội, phương tiện, vũ khí trang bị đến các nhà kiên cố vững chắc trước khi bão vào; bảo đảm nguồn dự trữ lương thực, thực phẩm, nhất là đối với các đơn vị đóng quân trên đảo, khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của bão; sẵn sàng các phương tiện giúp chính quyền và nhân dân chằng chống nhà cửa, sơ tán nhân dân, neo đậu tàu thuyền, di dời lồng bè thủy sản và cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra.

Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân khu 5 đã tổ chức 24.325 người và phương tiện gồm: 562 ca nô, xuồng, 638 xe ô tô các loại, 26 xe đặc chủng, xe chỉ huy, xe thông tin... sẵn sàng cơ động giúp chính quyền, nhân dân ứng phó và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ. Các đơn vị trên đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nhơn Châu, Hòn Tre chủ động chằng chống nhà cửa, kho tàng, sẵn sàng các phương án ứng phó với bão.

Đại tá Trần Văn Đình, Trưởng phòng Cứu hộ-cứu nạn, Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, BĐBP các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức duy trì trực 6.231 cán bộ, chiến sỹ/291 phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống khi có yêu cầu.

Trực tiếp tham gia công tác ứng phó với bão số 6, các đơn vị BĐBP đã cử 1.118 lượt cán bộ, chiến sỹ/29 phương tiện các loại phối hợp với địa phương, lực lượng chức năng giúp dân ứng phó bão số 6, vận động di dời 2.050 hộ/7.143 khẩu có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở đến nơi trú tránh an toàn; chằng néo 752 phương tiện và 296 nhà dân, 5 trường học; đưa 275 thuyền máy, thúng máy lên bờ; đưa 356 hộ/1.235 khẩu vào trú tránh tại các đồn, trạm Biên phòng.

Quân dân chủ động chống bão

Ở các vùng xung yếu có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của bão, chính quyền đã huy động tối đa lực lượng Bộ đội, Công an, Dân quân tự vệ sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhờ chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 6 nên tình hình thiệt hại do bão gây ra tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa giảm đáng kể.

Trước đó, do diễn biến phức tạp, khó lường của bão số 6, trong các ngày 8, 9 và 10/11, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa đã huy động 1.565 cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương và 20 phương tiện chuyên dùng, tham gia hỗ trợ nhân dân triển khai phương án phòng chống thiên tai. 

Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam, BĐBP Phú Yên nhắc nhở người dân thực hiện lệnh cấm biển. Ảnh: Văn Thắng
Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam, BĐBP Phú Yên nhắc nhở người dân thực hiện lệnh cấm biển.   Ảnh: Văn Thắng 

Đại tá Trịnh Việt Thành, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa cho biết, phát huy phương châm 3 sẵn sàng, 4 tại chỗ, LLVT Khánh Hòa đã hỗ trợ nhân dân chằng néo 2.462 lồng bè, tuyên truyền vận động 5.600 lao động làm việc trên lồng bè vào bờ; tham gia di dời 262 hộ dân khỏi địa bàn có nguy cơ sạt lở; giúp nhân dân trên địa bàn chằng chống hàng chục nghìn căn nhà có nguy cơ tốc mái.

Đêm 10/11 và sáng qua (11/11), khi bão đổ bộ, các đơn vị LLVT tỉnh Khánh Hòa huy động gần 3.000 cán bộ, chiến sĩ và 26 tàu, xuồng, cùng hàng nghìn vật chất chuyên dụng khác sẵn sàng ứng trực, cơ động ứng cứu dân. 

Khu nhà của Đại đội thông tin 18 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên) là nơi tránh trú bão của người dân các khu dân cư Bạch Đằng, Lê Duẩn (phường 6, TP. Tuy Hòa). Ở hai khu dân cư này có hơn 100 hộ với gần 500 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ bị triều cường uy hiếp nên phải sơ tán. 

 Thiếu tá Dương Đức Tứ Hải, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Xuân Hòa, BĐBP Phú Yên cho biết, 15 giờ chiều 10/11, 293 hộ dân/1.144 nhân khẩu của khu dân cư nằm sát biển thuộc thôn Hòa An, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu đã được di dời đến nơi tránh bão an toàn.

Trong đó có 143/ 465 nhân khẩu đã được di dời về Đồn Biên phòng Xuân Hòa, BĐBP Phú Yên để tránh bão. Bà con nhân dân được cán bộ, chiến sỹ bố trí sắp xếp nơi ăn nghỉ an toàn tại đơn vị, đồng thời được đảm bảo lương thực, nước uống chu đáo, những người ốm đau được chăm sóc sức khỏe.

Cùng đứng chân trên vùng biển thị xã Sông Cầu, trong hai ngày qua, Đồn Biên phòng Xuân Đài đã triển khai 8 tổ công tác xuống địa bàn tham gia gia cố nhà cửa, chằng chống lồng bè và đắp bờ bao chắn sóng bảo vệ khu vực triều cường xâm thực.

Tại huyện Phù Cát, Bình Định, trưa 10/11, các lực lượng chức năng trên địa bàn phối hợp với Đồn Biên phòng Cát Khánh (BĐBP Bình Định) huy động hơn 130 lượt cán bộ, chiến sỹ vận động, tuyên truyền, kêu gọi, hướng dẫn 4 tàu cá vỏ sắt của ngư dân hoạt động ven bờ về neo đậu tại cảng cá Đề Gi đảm bảo an toàn; đồng thời, di dời hơn 600 hộ dân đến nhà văn hóa các xã tránh trú bão an toàn.

Đại tá Phan Trường Sơn, Phó Chính ủy BĐBP Bình Định cho biết, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh huy động 3 tàu, 5 ca nô cùng 320 cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão ở khu vực biên giới biển của tỉnh. 

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.