Quân đoàn 3: Tổ chức lễ truy tặng Anh hùng LLVTND với 3 cố Thượng tướng

Trao danh hiệu Anh hùng LLVTND cho thân nhân các cố Thượng tướng: Hoàng Minh Thảo, Đặng Vũ Hiệp, Vũ Lăng. (Ảnh: Lam Hạnh)
Trao danh hiệu Anh hùng LLVTND cho thân nhân các cố Thượng tướng: Hoàng Minh Thảo, Đặng Vũ Hiệp, Vũ Lăng. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) -Sáng qua (8/12), thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Quân đoàn (QĐ) 3 đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) với 3 cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, cố Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, cố Thượng tướng Vũ Lăng.

Cách đây 48 năm, ngày 26/3/1975, QĐ3 được thành lập trên cơ sở khối các đơn vị chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên (B3). Góp phần làm nên những chiến công oanh liệt của QĐ là sự cống hiến đặc biệt xuất sắc của các anh hùng, những người con ưu tú của dân tộc, trong đó có Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Thượng tướng Vũ Lăng.

Những đóng góp của 3 vị tướng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tôn vinh. Ngày 17/10/2023, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND với 3 cố Thượng tướng.

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Bậc thầy nghệ thuật dụng binh

Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân (NGND) Hoàng Minh Thảo (1921 - 2008) là vị tướng giỏi trận mạc, uyên thâm về lý luận quân sự, bậc thầy của nghệ thuật dụng binh. Trong cuộc đời binh nghiệp, ông từng đúc kết: “Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời. Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thời thế”.

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (tên khai sinh Tạ Thái An) quê xã Bảo Khê, huyện Kim Động (nay là TP Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên. Năm 1937, khi tham gia hoạt động cách mạng, ông lấy bí danh hoạt động Tạ Quang. Năm 1941, ông được cử đi học quân sự ở Liễu Châu (Trung Quốc). Tạ Quang vinh dự được Bác Hồ đặt cho tên mới là Hoàng Minh Thảo, cái tên như một tiên đoán về cuộc đời và sứ mệnh của vị tướng tài ba xuất chúng. Theo đó, họ Hoàng là lấy tên của trường Hoàng Phố, đệm và tên là Minh Thảo, dành cho con người thông minh, có tấm lòng tình nghĩa, thảo thơm.

Tháng 10/1945, khi mới 24 tuổi, Hoàng Minh Thảo đã được giao làm Khu trưởng Chiến khu 3, thay tướng Nguyễn Bình vào Nam làm Tư lệnh Nam Bộ. Năm 1948, ông là Đại tá trẻ nhất toàn quân được phong cấp hàm khi mới 27 tuổi. Từ Tư lệnh Chiến khu 3, ông được cử vào Chiến khu 4 thay tướng Nguyễn Sơn. Năm 1950, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu vừa được thành lập.

Văn võ song toàn, cuộc đời binh nghiệp của ông là một bản anh hùng ca gắn liền với những chiến công vang dội. Năm 1975, ông là Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, đã giáng đòn điểm huyệt vào quân đội Sài Gòn (QĐSG), mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975, tiếp nối là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975).

Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã để lại nhiều dấu ấn về nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật nghi binh lừa địch. Đây là kinh nghiệm lịch sử vô cùng quý giá cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

“Cắm chốt nằm vùng” suốt 10 năm ở núi rừng Tây Nguyên, ông hiểu rõ đối phương, có nhiều “mưu cao, kế sâu”, chủ động dùng chiến thuật nghi binh khiến đối phương “kinh hồn bạt vía”, hoang mang, hoảng loạn, vội vàng tháo chạy khỏi Tây Nguyên. Chiến thắng Tây Nguyên vang dội gắn liền với danh tướng Hoàng Minh Thảo, nhà cầm quân tài năng, nhà khoa học quân sự (KHQS) đầu ngành của quân đội.

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo được phong Giáo sư ngành KHQS năm 1986, NGND năm 1988. Ông cũng là tác giả nhiều tác phẩm quân sự nổi tiếng.

Thượng tướng Vũ Lăng: Từ Tư lệnh Quân đoàn đến nhà quản lý giáo dục

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Bắc Tây Nguyên họp bàn kế hoạch tác chiến, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là người ngoài cùng bên phải. (Ảnh tư liệu).

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Bắc Tây Nguyên họp bàn kế hoạch tác chiến, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là người ngoài cùng bên phải. (Ảnh tư liệu).

Là một trong những vị tướng lập được nhiều chiến công lớn trong những trận đánh quan trọng của QĐND Việt Nam, nhắc đến Thượng tướng, GS. Vũ Lăng, cần nhắc đến người chỉ huy trung đoàn tài năng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu; vị tướng tham mưu sắc sảo của Tổng hành dinh trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài công lao to lớn trong chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên mà trận Buôn Ma Thuột là điển hình, ông còn là một ngưởi thầy, một nhà nghiên cứu lý luận KHQS có nhiều đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật quân sự.

Thượng tướng Vũ Lăng (1921 - 1988) tên thật là Đỗ Đức Liêm, quê xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Sinh ra trong gia đình yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, năm 1943, khi mật thám Pháp đưa Trần Tử Bình (một trong những vị tướng đầu tiên) về nhà thương Phủ Lý để điều trị, Vũ Lăng khi đó là một y tá đã cố tình tạo điều kiện cho ông Bình bỏ trốn nhưng không thành. Ông cũng tham gia cướp kho thóc Nhật và cướp chính quyền tại Phủ Lý.

Trong Chiến dịch Tây Nguyên, Thượng tướng Vũ Lăng giữ chức Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, Phó Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên. Sau nhiều lần nghiên cứu kỹ lưỡng thực địa và các hình thái bố trí lực lượng đối phương, Bộ Tư lệnh Mặt trận đứng đầu là Tư lệnh Vũ Lăng đã thống nhất cách đánh: Nghi binh thu hút địch về Kon Tum và Pleiku, tạo sơ hở tại Buôn Ma Thuột để đột phá tiêu diệt địch và làm chủ chiến trường trong thời gian ngắn nhất.

Sau giải phóng Tây Nguyên, ngày 26/3/1975, QĐ3 được thành lập, ông được cử làm Tư lệnh đầu tiên của QĐ. QĐ được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hướng Tây Bắc Sài Gòn, là hướng tấn công chủ yếu của Chiến dịch Hồ Chí Minh, là tuyến phòng ngự mạnh nhất của đối phương với chiều dài 40km.

Dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh Vũ Lăng, với tinh thần “thần tốc”, QĐ3 đã nhanh chóng xốc tới giải phóng Nha Trang, Tuy Hòa, tiến xuống miền Đông Nam Bộ. Vừa đánh, vừa mở đường đến khu vực tập kết, QĐ3 là cánh quân đầu tiên trong 5 cánh quân đặt chân đến cửa ngõ Sài Gòn. Sáng 30/4, QĐ3 đã đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu QĐSG; tới 11h30 phút ngày 30/4/1975 đã giương cao lá cờ của QĐ trên nóc tòa nhà Bộ Tổng Tham mưu QĐSG.

Từ Tư lệnh QĐ 3, ông trở về làm một nhà giáo, nhà quản lý giáo dục. Với thực tiễn phong phú, lại kinh qua 2 cuộc kháng chiến, ông là một trong sáu người đầu tiên được phong hàm giáo sư ngành KHQS ở Việt Nam.

Lần đầu tiên trong quân đội, Giáo sư, Viện trưởng Vũ Lăng đề xuất vấn đề đào tạo nghiên cứu sinh KHQS và cũng lần đầu tiên Học viện Lục quân (năm 1985) đã tiến hành tổ chức bảo vệ luận án phó tiến sĩ KHQS, nay là tiến sĩ cho tất cả tám chuyên ngành, đặt nền móng phát triển đội ngũ giáo viên và các nhà KHQS cho đến hôm nay.

Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp: Vị tướng gắn với danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (1928 - 2008), quê thôn Cự Đình, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tham gia hoạt động cách mạng từ 1945. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa V (1982 - 1986), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông có hơn 10 năm chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, từng làm Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy, Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên (B3) - QĐ3.

Khi làm chính ủy QĐ3, ông đã tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy QĐ ra Chỉ thị về “Công tác chính trị Chiến dịch Hồ Chí Minh”; trực tiếp cùng Đảng ủy, Bộ Tư lệnh QĐ3 tập trung chỉ đạo các đơn vị khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam.

Ngoài những thành tích ở mặt trận, tên tuổi Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp gắn với danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ra đời từ 1994 khi cùng một số người đề xuất Nhà nước tôn vinh xứng đáng các bà mẹ đã có con hy sinh vì đất nước.

Năm 1977, mẹ ông Đặng Vũ Hiệp vui mừng đón người con trai cả (Đặng Vũ Hiệp) trở về với nhiều chiến công, cùng lúc nhận ba quyết định phong hàm Thiếu tướng, làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Nhưng bà còn héo hon trong lòng khi người con trai út là liệt sĩ Đặng Vũ Tân đã hy sinh tại chiến trường từ 1971 mà chưa tìm được hài cốt. Bà từng nói với con trai cả: “Anh là tướng mà không tìm được em”.

Ông Đặng Vũ Hiệp lúc bấy giờ không những là tướng, mà còn phụ trách mảng chính sách quân đội, hậu phương quân đội ở Tổng cục Chính trị, hợp tác hỗ trợ Bộ Quốc phòng Mỹ tìm kiếm hài cốt lính Mỹ tại Việt Nam. Vậy mà hài cốt em trai mình thì ông lại không thể tìm về. Cho tới tận lúc mẹ mất năm 1986, ông Hiệp cũng không thể an ủi được nỗi buồn đau của mẹ.

Đầu những năm 1990, ông cùng một số đồng đội ở Tổng cục Chính trị đã đề xuất Nhà nước có chính sách tôn vinh các bà mẹ vĩ đại ấy. Ngày 29/8/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Ngày 17/12/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đợt đầu cho 19.879 bà mẹ trong cả nước.

Đọc thêm

Lữ đoàn 162 Quân chủng Hải quân: Nâng cao năng lực lãnh đạo, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo

Lữ đoàn 162 Quân chủng Hải quân: Nâng cao năng lực lãnh đạo, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
(PLVN) -  Là đơn vị tàu mặt nước chiến đấu hiện đại nhất, Quân chủng Hải quân có nhiệm vụ cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển Nam Trung Bộ, gồm quần đảo Trường Sa, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân luôn linh hoạt đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nào.

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 tích cực chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm

Thiếu tướng Trần Văn Lượng, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát biểu kết luận Hội nghị
(PLVN) - Ngày 7/3, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (Đợt cao điểm); Thiếu tướng Trần Văn Lượng - Tư lệnh Vùng chủ trì Hội nghị.

Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 4 tàu Hải đội dân quân thường trực

Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 4 tàu Hải đội dân quân thường trực
(PLVN) - Ngày 7/3, tại Cảng Hang Tiền, Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang tổ chức tiếp nhận 4 tàu dịch vụ hậu cần đóng mới đợt 2 giai đoạn 1 năm 2025 để đưa vào khai thác, sử dụng cho Hải đội dân quân thường trực (DQTT). Đại tá Trương Thanh Phong, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9 dự, chủ trì; Đại tá Nguyễn Thành Ân, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đại diện đơn vị tiếp nhận.

Tự hào chiến thắng Tây Nguyên

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 90 tham luận. (Ảnh trong bài: Văn Mạnh)
(PLVN) - Những nét nghệ thuật quân sự đặc sắc trong Chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nâng cao nhận thức về đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, vận dụng linh hoạt và phát triển sáng tạo vào thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Đại tướng Nguyễn Tân Cương trao quà động viên các chiến sĩ tham gia hợp luyện.
(PLVN) - Hôm qua (4/3), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hợp luyện lực lượng diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) được tuyển chọn từ các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trên khắp cả nước tham gia buổi hợp luyện.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Quang cảnh Lễ ra quân huấn luyện
(PLVN) - Ngày 3/3, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Lễ ra quân huấn luyện và phát động Đợt thi đua cao điểm “Thần tốc – Quyết thắng” năm 2025. Thiếu tướng Lê Đình Cường – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo. Tham dự buổi Lễ có đại biểu các cơ quan chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam.

Lực lượng Quân sự, Biên phòng tỉnh Cà Mau đồng loạt ra quân huấn luyện và phát động đợt thi đua

Lực lượng Quân sự, Biên phòng tỉnh Cà Mau đồng loạt ra quân huấn luyện và phát động đợt thi đua
(PLVN) - Ngày 3/3, Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc, Quyết thắng” chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).

Bộ đội biên phòng An Giang vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang ngày đêm bảo vệ biên giới
(PLVN) - Được thành lập ngày 17/6/1976, từ đó đến nay lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Nhân dân hết lòng yêu thương đùm bọc. Trải qua những năm tháng chiến đấu và xây dựng, đến nay lực lượng BĐBP tỉnh An Giang có những bước trưởng thành vững chắc với hệ thống tổ chức tập trung, thống nhất từ cơ quan Bộ Chỉ huy đến các Đồn, trạm Biên phòng luôn đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

“Ngày hội Biên phòng toàn dân” năm 2025 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Thúc đẩy tình quân – dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới biển

“Ngày hội Biên phòng toàn dân” năm 2025 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Thúc đẩy tình quân – dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới biển
(PLVN) - Chiều ngày 3/3, tại các xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc), Phước Hưng (thị trấn Phước Hải, huyện Long Đất), phường Nguyễn An Ninh – Thắng Nhì (TP Vũng Tàu), và phường Phước Hòa (TP Phú Mỹ), Ban Chỉ đạo Ngày Biên phòng toàn dân của các địa phương đã long trọng tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2025.

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh – Lá chắn vững vàng nơi biên cương

Công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới luôn được Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đẩy mạnh.
(PLVN) - Để chung tay viết nên những trang sử hào hùng và các chiến công xuất sắc của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong 66 năm qua, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã kiên trì khắc phục mọi khó khăn, luôn nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, hoàn thành sứ mệnh trong từng thời điểm lịch sử.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động thi đua “Thần tốc - Quyết thắng”

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động thi đua “Thần tốc - Quyết thắng”
(PLVN) -Sáng ngày 3/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3 tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động phong trào thi đua cao điểm với chủ đề “Thần tốc - Quyết thắng”. Thiếu tướng Đàm Xuân Tuấn, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.