Quan chức Thụy Sỹ khẳng định về tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga

Ông Fabian Maienfisch, người phát ngôn SECO.
Ông Fabian Maienfisch, người phát ngôn SECO.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các ngân hàng Thụy Sỹ không có quyền sử dụng tiền của Nga bị đóng băng ở nước này cho mục đích riêng, đài RT dẫn lời ông Fabian Maienfisch, người phát ngôn Ban thư ký nhà nước về các vấn đề kinh tế của Thụy Sỹ (SECO) nói.

Theo đó, RT cho biết, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn, ông Maienfisch cho rằng, bất kỳ hành vi nào cho phép quản lý hoặc sử dụng tài sản phong tỏa đều bị cấm, ngoại trừ các quy trình hành chính thông thường do các tổ chức tài chính thực hiện như hạch toán lãi suất hoặc tính phí ngân hàng trên tài khoản.

“Việc quản lý tài sản bị đóng băng thực tế như thu hút đầu tư mới, bán tài sản hoặc thay đổi doanh thu là không được phép”, ông Maienfisch nói thêm.

Theo ông này, tất cả các chi phí liên quan đến tài sản của Nga bị phong tỏa ở Thụy Sỹ phải do chủ sở hữu chi trả.

Phát biểu của đại diện SECO được đưa ra sau khi chính phủ Thụy Sỹ đã bác bỏ việc tịch thu các khoản tiền bị đóng băng trong nước, với lý do việc tịch thu tài sản tư nhân của Nga sẽ làm suy yếu Hiến pháp Thụy Sỹ và trật tự pháp lý hiện hành. Các ngân hàng Thụy Sỹ cũng lên tiếng phản đối việc tịch thu tài sản như vậy.

“Cho đến thời điểm hiện tại, không có cơ sở pháp lý nào cho việc tịch thu tài sản đóng băng”, Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ nêu rõ trong tuyên bố hồi tháng trước.

Theo một báo cáo của SECO, Thụy Sỹ đang nắm giữ tài sản đóng băng trị giá 8 tỷ USD thuộc về các cá nhân người Nga.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.