Quan chức Hồ Bắc gây phẫn nộ vì liên tục sửa số liệu trong họp báo

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters
Dư luận Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận sau khi một quan chức cấp cao Hồ Bắc liên tục sửa số liệu trong một buổi họp báo về dịch viêm phổi lạ bắt nguồn từ virus corona chủng mới ở thành phố Vũ Hán.

Theo Reuters, vụ việc xảy ra hôm 26/1 khi Thống đốc tỉnh Hồ Bắc Wang Xiaodong tổ chức cuộc họp báo về virus viêm phổi lạ bùng phát từ thành phố Vũ Hán. Đây là sự kiện được tổ chức cung cấp thông tin về bệnh dịch chết người đang gây hoang mang dư luận.

Tuy nhiên, ông Wang đã mắc lỗi khiến dư luận Trung Quốc tức giận khi ông đã liên tục sửa số liệu 2 lần về số lượng mặt nạ được sản xuất tại tỉnh Hồ Bắc.

“Số lượng mặt nạ được sản xuất trong năm là 10,8 tỷ chiếc”, ông Wang nói. Sau đó, ông nhận được một mảnh giấy nhắc và phát biểu lại: “Thực tế là 1,8 tỷ chiếc”.

Chỉ vài phút sau, ông Wang thừa nhận rằng con số chính xác là 1,8 triệu chiếc.

Thông tin về cuộc họp báo đã gây “bão” trên mạng xã hội Weibo với phản ứng giận dữ từ dư luận. Dòng hashtag "Thống đốc Hồ Bắc nói ông hổ thẹn và cảm thấy có trách nhiệm" đã trở thành xu hướng trên mạng xã hội này. 

“Nếu ông ấy còn nhầm lẫn lung tung số liệu nhiều lần như thế, không ngạc nhiên vì sao bệnh dịch lại lan truyền nghiêm trọng đến vậy”, một người dùng bình luận.

“Đây là một thống đốc tỉnh hay sao? Phát biểu một vài câu xin lỗi và ông ấy phải nhìn vào tờ ghi chú tới 5 lần”, một người khác nhận định.

“Ông ấy nghĩ một câu xin lỗi là đủ để giải quyết vấn đề sao? Hãy chờ đợi sự phán xét của người dân cả nước”.

Các thông điệp chỉ trích quan chức Vũ Hán, Hồ Bắc xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội Weibo trong những này qua. Một nhà báo có tiếng tại báo nhà nước trụ sở ở Hồ Bắc cũng lên tiếng kêu gọi “thay đổi ngay bộ máy lãnh đạo ở Vũ Hán”. Tuy nhiên, bài đăng sau đó đã bị gỡ bỏ.

Ngoài ra, người dùng Weibo còn chia sẻ các bức ảnh cho thấy các quan chức địa phương đeo mặt nạ không che mũi hoặc đeo ngược so với quy cách.

Quan chức Vũ Hán thừa nhận thiếu sót

Cũng liên quan tới dịch viêm phổi lạ, Thị trưởng Vũ Hán Zhou Xianwang trong bài phát biểu với đài truyền hình trung ương CCTV đã thừa nhận rằng “bộ máy quản lý của thành phố chưa đủ tốt”. Vũ Hán là nơi dịch viêm phổi lạ gây ra bởi virus corona mới, bùng phát.

Hiện số người chết vì bệnh dịch ở Trung Quốc tăng lên 81 với hàng nghìn người bị nhiễm virus. Trung Quốc đã kéo dài kỳ nghỉ Tết Âm lịch, cũng như một số công ty, tập đoàn đã tuyên bố tạm đóng cửa hoặc yêu cầu nhân viên làm việc ở nhà.

Trung Quốc cũng đã phong tỏa Vũ Hán và các thành phố lân cận trong một nỗ lực quyết liệt nhằm ngăn virus chết người lây lan.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.