Quái vật chân to và những bí ẩn chưa có lời giải (kỳ 4): Có hay không việc "Người tuyết" từ đời thực bước vào phim ảnh?

Hình ảnh người tuyết khổng lồ trên phim Mỹ.
Hình ảnh người tuyết khổng lồ trên phim Mỹ.
(PLVN) - Những năm 60 của thế kỷ XX, hình ảnh quái vật chân to (có lúc được gọi là “Người tuyết” - Yeti nước Mỹ) gây xôn xao dư luận. Mặc dù vậy, các nhà khoa học từ chối thừa nhận tất cả những gì mà người nhìn thấy báo cáo, vì họ cho rằng trong đó có một số bị thổi phổng lên hoặc đơn giản đó chỉ là con gấu mà thôi. 

Phim tài liệu của Paterson

Cuốn “Người tuyết: Từ truyền thuyết bước vào hiện thực” của Sundersen xuất bản năm 1961 là một quyển sách chuyên khảo đầu tiên miêu tả chi tiết về loài quái vật chân to đó. Trong cuốn sách này, ông đã liên hệ các báo cáo về người tuyết Bắc Mỹ với các báo cáo về “Dã nhân” trên khắp thế giới, trong đó có cả báo cáo về loài “ALMAS” của Mông Cổ và “người tuyết” ở Himalaya. 

Trong những người đi thực tế để truy tìm quái vật chân to, có một người tên là Paterson. Năm 1959, bài văn viết về loài quái vật chân to đăng trên tạp chí “Chân thực” đã thực sự thu hút sự hiếu kỳ của ông ta. 

Từ đó trở đi, hễ có thời gian rảnh là ông lại tới những khu rừng rậm vùng Tây Bắc dọc theo bờ biển Thải Bình Dương với hy vọng sẽ tận mắt được chiêm ngưỡng “dung nhan” của quái vật. Sau đó, ông quyết định làm một bộ phim ký sự về động vật thần bí, nên mỗi lần đi thám hiểm, ông lại mang theo một máy quay phim để quay các cảnh phục vụ cho cuốn phim sau này. 

Vào khoảng năm 1967, ông cùng đồng sự cưỡi ngựa trong công viên quốc gia Six Rivers ở phía Bắc bang California, dọc theo lưu vực của một dòng sông cạn rộng tới 100m. Do vùng này xuất hiện rất nhiều hoạt động của quái vật chân to (có người nhìn thấy, hoặc có vết chân để lại) nên đã trở thành khu du lịch nổi tiếng. 

Hình ảnh quái vật chân to khổng lồ đầy lông lá được phản ánh trên báo chí.
Hình ảnh quái vật chân to  khổng lồ đầy lông lá được phản ánh trên báo chí.  

Khi họ đang cho ngựa vòng qua một đống gỗ trong dùng chắn dòng nước để trở lại con đường cũ thì bất chợt nhìn thấy ”cái vật đó” bao lâu nay là tiêu điểm tập trung của công chúng. 

Họ nhìn thấy một con quái vật cái đang phủ phục trong vũng nước, lát sau nó đứng dậy rồi nhanh nhẹn đi vào khu rừng gần đó, vừa đi vừa vung vẩy cánh tay. Cảnh tượng này khiến hai con ngựa mà họ đang cưỡi giật mình vì sợ hãi nhảy chồm lên và trượt ngã, con ngựa đè lên đùi của Paterson. Chờ cho con ngựa đứng dậy ông mới thò tay vào túi đựng treo ở yên ngựa lấy ra chiếc máy quay phim loại 16mm, rồi chạy theo dấu vết của con quái vật. Trong máy quay chỉ còn một đoạn phim nhựa dài khoảng 10m và với từng ấy phim, ông đã quay thành công hình ảnh con vật ở các góc độ khác nhau. 

Paterson mất năm 1972, cho đến lúc qua đời, ông vẫn thề rằng những thước phim mà ông quay được là hoàn toàn chân thực. Người bạn ông cũng kiên quyết bảo vệ quan điểm này. Một người điều tra đã đến hiện trường và phát hiện ra một số vết chân, vị trí những vết chân hoàn toàn trùng với hướng con quái vật chạy mà ông quay phìm được, thế rồi ông quyết định dùng thạch cao in lại mẫu vết chân đó. 

Đương nhiên đoạn phim này cũng không thể giải quyết tận gốc vấn đề ở Bắc Mỹ có giống quái vật thần bí hay không. Thực ra, những cuộc tranh luận về vấn đề thật giả của đoạn phim đó vẫn chưa bao giờ hết cả, trong tương lai vẫn tiếp tục, cho đến khi nào, ai đó đứng ra thừa nhận là “mặc quần áo và đạo cụ hóa trang” hoặc ai đó lấy được tiêu bản con quái vật đó để so sánh với hình ảnh trong đoạn phim thì việc tranh luận mới chấm dứt. Nhưng chỉ ít mỗi người đều cho rằng, đoạn phim này cũng rất đáng để thảo luận thêm. Điểm này khác hẳn với những bộ phim được dựng lên mà thoạt nhìn người ta đã nhận ra ngay. 

Những vụ việc mới

Những câu chuyện về loài quái vật chân to thần bí lại một lần nữa rộ lên vào năm 1982. Mặc dù thoạt đầu xem ra như một sự tiến triển mang tính đột phá, nhưng cuối cùng cũng lại là một thất vọng mà thôi. 

Sự kiện này được bắt đầu từ một câu chuyện do Freeman, một người làm công cho Cục Quản lý rừng Mỹ kể lại. Sáng ngày 10/6/1982, Freeman lái xe chạy qua những ngọn núi thuộc công viên rừng quốc gia. Công viên này trải dài từ phía Đông Nam bang Washington đến Đông Bắc bang Oregon. Anh ta nhìn thấy một đàn hươu bèn dùng lại, nhảy xuống đi theo vết chân của những con vặt này hy vọng sẽ tìm ra một vài con trâu rừng trong đó. 

Khi đi vòng qua một khúc sông, anh ta ngửi thấy mùi thối, đồng thời cũng nhìn thấy một con vật nào đó đang đi xuyên qua những bụi rậm trên bờ hướng xuống sông. Con vật này tới một bãi đất rộng, anh ta không thể tin vào mắt mình nữa, đứng ngây người ra nhìn chằm chằm vào con vật khổng lồ chân to cao khoảng 3m, nó cũng quay lại nhìn anh ta. Vào lúc ấy, khoảng cách giữa anh ta và con quái vật chỉ khoảng 50-60m, sau giây phút đó, con quái vật chạy mất. 

 

Anh chàng quay về báo cáo với cấp trên của mình. Chỉ vài giờ sau, một đội công nhân lâm nghiệp đã đến ngay hiện trưòng. Họ phát hiện ra 21 dấu chân, các vệt dấu chân kéo dài 4 m, rộng 2 m, họ cũng đã dùng thạch cao in lại 3 bàn chân và chụp một số ảnh. 

Ngày 14/6/1982, Cục Lâm nghiệp đã đưa ra thông báo trần thuật lại vụ việc trên và nói rằng, về mặt “thân phận” của loài động vật mà Freeman nhìn thấy “vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào” và Cục cũng không định tiếp tục điều tra về vụ việc này nữa. 

Nhưng, 4 ngày sau, họ lại tiết lộ rằng vào ngày 16, chính Freeman và một viên cảnh sát tuần tra lại phảt hiện thêm 40 vết chân mới trên đường. Ngày 17, một cảnh sát tuần tra biên giới của Mỹ tên là Harding cũng đồng thời là người theo dõi sát sao và hoài nghi quái vật chân to đã tiến hành kiểm tra những vết chân và khẳng định đó là giả tạo.

Anh ta nói rầng, điểm đáng nghi ngờ nhất trong đó là những đường vân lộ rõ trên dấu chân, mà rõ ràng động vật không thể có được những đường vân đó. Nhưng, về điểm này thì anh ta hoàn toàn sai, vì một số động vật linh trường cao cấp như khỉi, vượn, người, cả ngón tay và ngón chân đều có các đường vân. 

Phát hiện sự kiện lạ

Ngày thứ hai sau khi Freeman phát hiện ra sự kiện trên, cảnh sảt đã phái một tổ gồm 5 người tình nguyện đến nơi xảy ra sự việc (khu vực suối Con Hổ). Nhưng nhiệm vụ của họ không phải là đi tìm quái vật mà là đi tìm thi thể của một bé trai bị mất tích trước đó không lâu. Sở dĩ họ phải đến đó vì theo lời kể của Freeman, ở nơi đó có mùi rất thối; họ cho rằng, có thể là mùi của thi thể bị phân hủy. Tuy tổ này chẳng phát hiện ra thi thể, cũng chẳng thấy mùi thối ở đâu, nhưng lại có những phát hiện khác. 

Theo lời người đội trưởng, họ còn phát hiện ra những dấu chân lạ để lại trong một chiều dài tới l km (chứ không chỉ 21 dấu); họ cũng đã dùng thạch cao in lại những vết chân rõ nhất. Phát hiện này đã củng cố thêm cho câu chuyện của Freeman. 

Ít lâu sau, J.Canrsi - nhà nhân loại học thuộc Trường đại học Washington đã tiến hành nghiên cứu những vết chân kể trên. Sau một tuần, ông kết luận rằng: Những dấu chân này là do hai “cá thể độc lập” để lại; có một ngón trên một bàn chân to hơn hẳn so với loài quái vật chân to khác và ngón thứ hai có dấu hiệu tách ra rõ ràng. 

Ngoài hai điểm này ra, các điểm khác đều giống với các bàn chân khác mà loài người đã thu thập được. Vết chân dài khoảng 60 cm, độ to nhỏ của các ngón chân đều lớn hơn nhiều so với chân người, hầu như không choãi ra, trên ngón chân có hai “cục thịt”. 

Điều làm người ta tin tưởng hơn là xung quanh đó không hề có bất kỳ dấu chân người nào. Từ khoảng cách giữa các bước chân có thể thấy được nhịp bước của con quái vật rất dài. Ông còn cho biết thêm, những vết chân này có độ lún rất sâu xuông đất. Phần lớn những nhà điều tra đều cho rằng, với độ lún như vậy, ít nhất phải nặngtaamf 300 kg mới có thể tạo được và hoàn toàn không có bằng chứng gì chúng tỏ là do máy móc tạo ra. 

Nhưng một nhóm điều tra khác lại tỏ ra rất nghi ngờ những vết chân đó. Ví dụ họ nói, những vết chân đó quá hoàn mỹ, khoảng cách các bước lại hoàn toàn giống nhau. Một số người qua tính toán cho rằng loài vật này phải nặng 400-500kg; nhưng độ sâu của vết chân không giống với vết chân nếu những loài vật có trọng lượng to lớn như trên để lại.

Thực tế, những vết chân này nông hơn so với tính toán nhiều. Thậm chí có người nói rằng: “Tình trạng hoàn toàn giống nhau, để lưu lại dấu chân, con vật này đã làm động tác lắc lư hai chân; và hầu như ở nơi có vết chân, là cây đều bị dẹp sang một bên, điều này là hoàn toàn không tự nhiên”. 

Một nhà khoa học đã nói, nếu nói rằng tất cả những dấu chân đó đều là do người tạo ra thì chúng ta không thể không tin rằng đó là một sư thực hầu như không thể có được, bởi vì những người phát hiện kéo dài suốt từ San Fransico đến Vancouver chẳng lẽ đều là một âm mưu ư? Nếu như loài vật này thực sự còn tồn tại ở vùng Tây Bắc, hẳn chúng không thể mãi mãi sống trong trạng thái ẩn nấp được. Sẽ có ngày, sự thật này được phơi bày mà thôi!

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.