Quá trình Trương Mỹ Lan thao túng Đoàn thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước

Từ trái qua phải: Trương Mỹ Lan - Đỗ Thị Nhàn - Nguyễn Văn Hưng (Ảnh Internet)
Từ trái qua phải: Trương Mỹ Lan - Đỗ Thị Nhàn - Nguyễn Văn Hưng (Ảnh Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Quá trình thanh tra đã phát hiện hàng loạt hành vi sai phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nhưng vì vụ lợi cá nhân nên Đoàn Thanh tra đã cố tình bưng bít, che giấu thông tin sự thật về Ngân hàng SCB. 

Ra sức bao che cho SCB

Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giữa năm 2017 về thanh tra Ngân hàng SCB, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước (TTGSNHNN) đã thành lập đoàn thanh tra tại Ngân hàng SCB, chia làm 2 đợt.

Đợt 1 bắt đầu từ ngày 01/8/2017 do Nguyễn Văn Hưng- Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan TTGSNHNN thành lập đoàn thanh tra với 18 thành viên do cơ quan TTGSNHNN là đơn vị chủ trì phối hợp với Kiểm toán Nhà nước (KTNN), Thanh tra Chính phủ (TTCP), Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG). Trưởng đoàn là Đỗ Thị Nhàn - Vụ trưởng Vụ Thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng (Vụ I) tiến hành thanh tra tại hội sở chính và 12 chi nhánh.

Kết quả thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra xác định: Thực trạng tài chính Ngân hàng SCB tại thời điểm 30/6/2017 rất xấu. Theo đó, các chỉ số đều nằm trong báo động đỏ, cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu chiếm gần 21%, trong khi theo quy định tỷ lệ này phải thấp hơn 3%; tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ (CAR) là 6,5%, trong khi quy định là hơn 9%; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là hơn 13%, trong khi quy định là bé hơn hoặc bằng 50%; tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản/ tổng dư nợ là gần 63%, trong khi quy định không được quá 55%...

Những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng nên lẽ ra phải được chuyển cho cơ quan chức năng điều tra xử lý và đưa Ngân hàng SCB vào diện kiểm soát đặc biệt để kịp thời ngăn chặn những hậu quả lớn hơn. Thế nhưng vì vụ lợi, mờ mắt trước tiền tài mà SCB mang lại nên Đoàn Thanh tra đã tìm mọi cách để bao che, lấp liếm nhằm biến “bò què thành bò lành”, hòng qua mặt các cơ quan chức năng.

Cụ thể, trên cơ sở chấp nhận 4 kiến nghị của SCB, Đoàn Thanh tra báo cáo đề xuất Nguyễn Văn Hưng xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét cho phép Ngân hàng SCB giữ nguyên nhóm nợ nhóm 1 (thực tế là nhóm nợ nhóm 4 và 5 lên tới hàng chục nghìn tỷ)… Khi Cơ quan TTGSNHNN chưa báo cáo lãnh đạo NHNN xử lý 4 kiến nghị của SCB để xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra cho lãnh đạo NHNN và Thủ tướng Chính phủ (tháng 1/2018) thì Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo Tổ Tổng hợp (Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh và Bùi Tuấn Khoa) bỏ ngoài số liệu nợ phân loại nhóm 4 và nhóm 5 của một số dự án như: Mũi Đèn Đỏ, Dự án 6A, Dự án Royal Garden với tổng dư nợ gần 38 nghìn tỷ đồng, số trích lập dự phòng rủi ro gần 19 nghìn tỷ đồng và thoái lãi dự thu hơn 3 nghìn tỷ đồng…

Nguyễn Văn Hưng - Phó Chánh Thanh tra phụ trách TTGSNHNN (Ảnh TTX)

Nguyễn Văn Hưng - Phó Chánh Thanh tra phụ trách TTGSNHNN (Ảnh TTX)

Số liệu sau khi chỉnh sửa đã bị thay đổi, sai lệch. Theo đó, nợ xấu từ hơn 91 nghìn tỷ (chiếm 35,8%) xuống còn hơn 51 nghìn tỷ (chiếm gần 21%); vốn chủ sở hữu từ âm hơn 19 nghìn tỷ lên dương hơn 2,7 nghìn tỷ đồng; lỗ lũy kế từ âm gần 32 nghìn tỷ lên chỉ còn âm gần 10 nghìn tỷ…

Trong nội dung trình lên Đoàn Thanh tra có đưa nội dung đề nghị đưa Ngân hàng SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, nhưng Nguyễn Văn Hưng đã yêu cầu bỏ nội dung này ra khỏi báo cáo của Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Chính phủ.

Để có thông tin báo cáo Chính phủ theo yêu cầu, Nguyễn Văn Hưng đã có công văn yêu cầu CIC báo cáo dư nợ của nhóm 71 khách tại địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai. Mặc dù được CIC và Ngân hàng SCB báo cáo đầy đủ, nhưng Nguyễn Văn Hưng, Đỗ Thị Nhàn và Tổ Tổng hợp đã không sử dụng, không báo cáo dư nợ phát sinh sau ngày 30/6/2017 của nhóm khách hàng này và không bổ sung 13 khách hàng phát sinh dư nợ sau ngày 30/6/2017 để báo cáo họp Chính phủ (tháng 3/2018), báo cáo kết quả thanh tra gửi Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Không chỉ thế, sau đó Đoàn Thanh tra còn điều chỉnh kế hoạch thanh tra không theo chỉ đạo của Chính phủ, mà theo hướng có lợi cho SCB. Theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưng, Đỗ Thị Nhàn đã chỉnh sửa bổ sung số liệu để giảm nợ xấu một cách ngoạn mục từ gần 21% thời điểm 30/6/2017 xuống chỉ còn 6,8% tại thời điểm 30/4/2018. Tương ứng với nợ xấu của SCB giảm được hơn 73 nghìn tỷ đồng, giữ nguyên nợ nhóm 1 cho SCB.

Trưởng Đoàn Thanh tra nhận 2 thùng xốp tiền

Vì sao khi thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm với tính chất, quy mô đặc biệt nghiêm trọng tại Ngân hàng SCB nhưng Đoàn Thanh tra vẫn cố tình báo cáo gian dối, bao che cho Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB? Câu trả lời đó chính là Đoàn Thanh tra đã bị lợi ích vật chất cám dỗ. Vì lợi ích cá nhân mà những quan chức trong Đoàn Thanh tra đã biến mình thành một công cụ để Trương Mỹ Lan qua mặt các cơ quan chức năng và tiếp tục phạm tội với tính chất manh động táo bạo hơn.

Theo đó, một số cá nhân đã nhận tiền, quà và lợi ích vật chất khác của Ngân hàng SCB để làm trái công vụ trong quá trình thanh tra, gồm: Nguyễn Văn Hưng đã nhận 390 nghìn USD (tương khoảng 9 tỷ đồng), Nguyễn Thị Phụng- Phó Đoàn Thanh tra nhận 20 nghìn USD và 210 triệu đồng, 1 đồng hồ, 1 túi xách, và 1 chiếc khăn; Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Tuấn Khoa nhận 100 triệu đồng; Vương Đỗ Tuấn Anh nhận 20 nghìn USD và 2 chiếc áo; Trần Văn Tuấn nhận 6 nghìn USD và 40 triệu đồng; Lê Thanh Hà nhận 14 nghìn USD và 100 triệu đồng; Nguyễn Duy Phương nhận 1 nghìn USD; Nguyễn Văn Thùy nhận 21 nghìn USD, 60 triệu đồng, 1 áo sơ mi, 1 áo phông và 1 hộp yến… Với hành vi phạm tội của mình, các bị can này bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với khung hình phạt cao nhất lên tới 15 năm tù.

Đặc biệt nhất đó chính là Đỗ Thị Nhàn - Vụ trưởng Vụ Thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng (Vụ I)- Trưởng Đoàn Thanh tra đã nhận số tiền lên tới 5,2 triệu USD (tương đương khoảng 120 tỷ đồng). Theo đó, để che giấu những sai phạm tại SCB, Trương Mỹ Lan đã nhiều lần gặp gỡ, bàn bạc với Đỗ Thị Nhàn - Trưởng Đoàn thanh tra tìm cách để “cứu” SCB mà chính xác hơn là để “cứu” Trương Mỹ Lan thoát khỏi lao lý nên Lan đã chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng Giám đốc SCB trực tiếp đưa cho Đỗ Thị Nhàn 3 lần với số 5,2 triệu USD. Lần đầu bỏ 200 nghìn USD trong túi quà hoa quả. Hai lần còn lại do số tiền cực lớn nên đã được đóng vào thùng xốp mang đến cho Nhàn.

Tin cùng chuyên mục

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù
(PLVN) - Hôm qua (30/10), TAND tỉnh Bình Dương tuyên mức án với các bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022. Theo đó, Lê Anh Xuân (chủ quán) bị phạt 8 năm tù; Phạm Quốc Hùng, Vũ Trường Sơn, Phạm Thị Hồng (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an Bình Dương); Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Cty TNHH MTV Thái Bình) bị phạt từ 5 đến 7 năm 6 tháng tù cùng về tội Vi phạm quy định về PCCC.

Bắt đầu xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Cảnh phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh và 12 bị cáo khác về tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Xét xử lưu động vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý

Toàn cảnh phiên tòa

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tuyển, Toà án Nhân dân thành phố Lào Cai đã mở phiên toà xét xử lưu động 03 vụ án mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý.  Phiên tòa thu hút đông đảo người tham gia, qua đó lồng ghép tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn.

Cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho lãnh 4 năm 6 tháng tù

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
(PLVN) - Sáng 25/10, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho, 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cụ thể, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới phạt “cảnh cáo” 253 hồ sơ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 650 triệu đồng.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.

Sơ thẩm lần 2 vụ “tranh chấp thừa kế tài sản” tại huyện Xuân Trường

Ông Thụy chỉ phần đất ông cho rằng mua từ cụ Nhâm và cụ Mô. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) -  TAND huyện Xuân Trường (Nam Định) vừa mở lại vụ án Tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Đoàn (SN 1956) và bị đơn Nguyễn Ngọc Thụy (SN 1948, anh trai bà Đoàn, cùng ngụ xã Xuân Hồng. Đây là phiên xét xử sơ thẩm lại do bản án sơ thẩm, phúc thẩm trước đó đã bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm.