Quả phật thủ- Từ mâm ngũ quả đến vị thuốc cho sức khỏe

0:00 / 0:00
0:00
Quả phật thủ mang ý nghĩa tâm linh, là biểu tượng may mắn nên được nhiều gia đình sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết. Tuy nhiên, phật thủ cũng là vị thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền...

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, phật thủ còn được gọi là phật thủ phiên, phật thủ cam. Tên khoa học là Citrus medica L. var. Sarcodactylis Sw., thuộc họ cam. Dùng làm thuốc là quả phơi khô của cây phật thủ.

Quả phật thủ khô là những lát hình elip hoặc bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 3 đến 7cm, dày 0,2 - 0,4cm, và thường nhăn nheo hoặc quăn lại.

Quả phật thủ có chứa dầu dễ bay hơi và các hợp chất coumarin. Các thành phần hóa học chính là bergapten, limonin, aurantiamarin, diosmin...

1. Lợi ích của của phật thủ

Theo dược lý hiện đại, phật thủ có tác dụng làm giãn mạch vành và tăng lưu lượng máu mạch vành. Khi ở nồng độ cao, ức chế sự co bóp của cơ tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng thiếu máu cục bộ cơ tim. Bên cạnh đó, phật thủ còn giúp hỗ trợ làm dịu cơn hen suyễn và loại bỏ đờm.

Ngoài ra, phật thủ chứa polysaccharide có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch thông qua việc thúc đẩy chức năng đại thực bào phúc mạc và chống lại rối loạn chức năng miễn dịch do cyclophosphamide gây ra.

Phật thủ được bổ dọc, thái miếng mỏng, phơi khô dùng làm vị thuốc chữa bệnh.

2. Các phương thuốc thảo dược chứa phật thủ

Phật thủ là một loại thảo mộc có vị chát, đắng, chua và tính ấm, đi vào 3 kinh mạch gồm gan, lá lách và phổi. Chức năng quan trọng nhất của nó là tăng cường chức năng gan để làm trơn khí và điều hòa dạ dày để giảm đau.

Các công dụng và chỉ định chính của phật thủ là suy nhược khí ở gan-dạ dày, tức ngực và lồng ngực, đầy bụng, căng tức hoặc đau dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và nôn...

Liều dùng khuyến cáo của phật thủ là từ 3 đến 6 gam ở dạng thuốc sắc.

- Chữa ho do sinh lực và long đờm ứ trệ: Phật thủ từ 2 đến 3 quả, đun sôi với nước và uống trong ngày.

- Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30g, sắc nước uống.

- Chữa khí hư ra nhiều: Phật thủ 30g, lòng lợn non 0,5-1m, ninh chín làm món ăn trong 5-7 ngày.

Phật thủ tươi sắc với nước chữa say rượu.

3. Món ăn chứa phật thủ

Loại thảo mộc này rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như carbohydrate, chất xơ thô, limettin... Do đó, phật thủ hầu hết được sử dụng cho mục đích y học và được làm thành trà và tinh dầu. Hơn nữa, nó cũng thường được sử dụng cho liệu pháp ăn kiêng. Về cách nấu loại thảo mộc này để phát huy hết công dụng của nó, bạn có thể áp dụng một số công thức sau đây:

3.1 Cháo phật thủ

Lợi ích sức khỏe: Bồi bổ lá lách, dạ dày, giảm đau.

Thành phần: Gạo 100g, phật thủ 15g, đường tinh 30g

Cách thực hiện: Sắc phật thủ lấy nước, bỏ bã, cho gạo và đường vào nấu thành cháo.

3.2 Nước phật thủ

Lợi ích sức khỏe: Kích thích sự thèm ăn, làm dịu gan, điều hòa khí.

Thành phần: Phật thủ 15g, đường cát trắng 30g.

Cách thực hiện: Hãm phật thủ với nước nóng, sau đó cho đường vào.

Phật thủ có thể nấu cháo hoặc hãm nước uống tốt cho sức khỏe.

4. Trường hợp nào không được dùng phật thủ

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, dùng quả phật thủ cẩn thận trong các trường hợp thiếu hụt sinh lực do kiết lỵ kéo dài và chứng thừa hỏa do thiếu âm mà khí trệ.

Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi cũng viết: Không dùng phật thủ cho những trường hợp mắc nhiệt, âm hư.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.