Qua đợt cách ly, chúng ta sẽ gặp lại!

Qua đợt cách ly, chúng ta sẽ gặp lại!
(PLVN) - Chúng ta, trong những buổi sáng liên tiếp không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào. Báo chí châu Âu ngạc nhiên việc Việt Nam, quốc gia có 1.100km đường biên với Trung Quốc - nơi khởi phát dịch bệnh, lại có thể “thắng được cuộc chiến chống Covid-19”. Những tin vui công bố khỏi bệnh ngày một nhiều hơn. Chúng ta đang nối dài những ngày đầy hy vọng…

Bao giờ kết thúc “giãn cách”?

Chưa bao giờ thế giới lại đang cùng lúc phải trải qua những thay đổi lớn như hiện tại. Nó bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải thay đổi cách nhìn nhận, cách sống, cách đánh giá cuộc sống của mình và những gì thực sự quan trọng… 

Với câu hỏi: “Bao giờ hết giãn cách? Câu trả lời đơn giản là: “Còn tùy!”. Tùy tình hình dịch bệnh từng nơi, tùy tốc độ bào chế vắc xin và thuốc trị virus nhanh hay chậm, tùy cách tiếp cận của chính quyền mỗi nơi…

Nhưng chắc chắn không phải một hai ngày hay một hai tuần! Vì trong một năm nữa sẽ không có văc xin và không có thuốc trị virus thật sự hiệu quả nên cách tốt nhất mà chúng ta có ngay lúc này là giãn cách xã hội và các biện pháp cách ly. Đó là cách tốt nhất để tránh xa virus” - Giáo sư John Nicholls (Đại học Hong Kong) nhận định.

Theo Tạp chí Forbes (Mỹ), có 4 yếu tố giúp xác định “giãn cách xã hội” sẽ duy trì bao lâu: Thứ nhất, khi có đủ miễn dịch cộng đồng. Thứ hai, khi có vắc xin hiệu quả (một cách để tạo miễn dịch cộng đồng mà không cần phần lớn dân số nhiễm virus).

Thứ ba, nếu tình trạng lây nhiễm giảm đi vào mùa hè. Người ta hi vọng virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể hoạt động giống virus cúm và nếu giảm lây nhiễm tương tự thì có thể nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội trong các tháng mùa hè, cho phép “xả hơi” để lên kế hoạch tiếp theo. Thứ tư là virus biến đổi. Các virus như SARS-CoV-2 có thể biến đổi và về lý thuyết, biến thể có khả năng ít tai hại hơn và có thể thay thế chủng phổ biến hiện tại. Tuy nhiên, một biến thể tồi tệ hơn cũng có thể xuất hiện.

Tới nay, có thể thấy, nước nào cương quyết thực hiện chặt chẽ cách ly xã hội sớm thì sẽ ngăn dịch lây lan sớm, xã hội sẽ giảm thiểu thương vong đau buồn. Nước Ý đã phải phong tỏa cả nước, hơi chậm đã để xảy ra nhiều thương vong làm bàng hoàng cả thế giới.

Biện pháp cương quyết đóng cửa cả nước ba tuần trước đã phát huy hiệu quả, số nhiễm bệnh bắt đầu suy giảm. Tây Ban Nha trước đây hai tuần đã cách ly cả nước, hiện giờ dấu hiệu nhiễm bệnh cũng đã chững lại…

Mỹ sau hai tuần khuyến cáo giới hạn đi lại đã không làm giảm số người nhiễm đã có hành động quyết liệt vận động cách ly hầu như cả nước trong vòng một tháng. Các số liệu ở các bang đã được đưa lên mạng đối chứng để người Mỹ nhận ra hiệu quả và tăng cường tự giác thực hiện cách ly…

PGS TS Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) cho rằng Covid-19 là đại dịch lây lan với mức độ nhanh chóng. Trong vòng 3 tháng, gần như hầu hết quốc gia trên thế giới có ca bệnh (tất nhiên phải tính đến sự phát triển mạnh của hàng không quốc tế). Ở Việt Nam, đây là đại dịch nguy hiểm nhất kể từ năm 1945 và cũng là lần đầu tiên thế giới và Việt Nam thực hiện đồng loạt biện pháp giãn cách xã hội.

Theo PGS Nga, Việt Nam đang trong “giai đoạn vàng” để để ngăn chặn dịch. Cơ hội trong những ngày này là hạn chế lây lan đến mức thấp nhất, khoanh vùng kịp thời các ổ dịch Covid-19 để nó không bùng phát mạnh trong cộng đồng. Việc tuân thủ cách ly xã hội của người dân được xem là có ảnh hưởng trực tiếp việc thành bại khống chế dịch.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phân tích, do SARS-CoV-2 lây chủ yếu qua tiếp xúc gần, cách ly xã hội là biện pháp quyết liệt và hiệu quả nhất để cắt đứt con đường lây lan của virus. Nếu trong 2-4 tuần, Việt Nam làm tốt việc giãn cách xã hội, sẽ kiểm soát được dịch bệnh. Các gia đình, cá nhân tùy theo điều kiện và hoàn cảnh, nên lập kế hoạch sử dụng hợp lý và khoa học thời gian biểu của mình trong giai đoạn này.

Ông nhận định, nếu qua 15 ngày cách ly vẫn có các ca bệnh mới, chúng ta tiếp tục bao vây, dập tắt ổ dịch và có khả năng phải thực hiện giãn cách xã hội. Nếu không có ca bệnh mới, về cơ bản, ta đã khống chế được dịch trên lãnh thổ Việt Nam và có thể xem xét việc ngừng giãn cách xã hội. Khi đó, chúng ta tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới để khóa chặt các ca bệnh từ ngoài vào, cố gắng duy trì cho đến khi dịch bệnh trên thế giới thoái lui. 

Theo đó, chuyên gia này cũng thông tin, các đại dịch có sự phát sinh, lên đỉnh và thoái lui. Những dịch cúm trước đây thường kéo dài 1-2 năm. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ học quốc tế, đại dịch Covid-19 có thể rầm rộ vài tháng nữa, rồi kéo dài đến hết năm nay và đuôi dịch có thể sang năm 2021.

Xúc động lời cảm ơn nhân dân!

Và thực tế, cuộc sống “cách ly xã hội” vẫn đang thực hiện rất tốt tại Việt Nam. Các y, bác sĩ, nhân viên y tế miệt mài chống dịch, ngày đêm cứ kéo dài, chẳng phân biệt đầu tuần hay cuối tuần. Đó là bác sĩ Hùng Ngô (Bệnh viện Bạch Mai) và bác sĩ Lê Tuấn Thành (Viện tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai).

Những ngày này, Facebook của các anh tràn ngập thông tin về dịch bệnh, truyền tải thông điệp sức khoẻ giúp mọi người an toàn vượt qua mùa dịch, là những tin vui về tấm lòng của bao người dành cho Bạch Mai...

“Covid-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ”?… Ảnh minh họa.
 “Covid-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ”?… Ảnh minh họa.

Trong phiên họp trực tuyến của Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, trong bối cảnh những ca dương tính giảm dần kể từ ngày 4/4. Nhiều thông tin lạc quan về số ca nhiễm ít, số người ra viện, việc sớm được nhận thêm máy thở để phòng chống dịch bệnh, các tấm gương tương thân, tương ái... Mặc dù Chỉ thị 15 và 16 tạo ra những khó khăn cho cuộc sống người dân nhưng có thể thấy người dân tuân thủ rất tốt. Nhờ vậy chúng ta đạt kết quả tốt trong giai đoạn cao điểm chống dịch. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá kết quả khả quan bước đầu của công cuộc phòng chống dịch bệnh là nhờ vào vai trò rất quan trọng của hai giải pháp: Cách ly toàn xã hội và ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào. 

Ông Long cho rằng, đây là hai chính sách có ý nghĩa quyết định và xin phép Thủ tướng xem xét kéo dài thời gian áp dụng các chính sách này nếu thấy cần thiết. Ông Long cũng đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh, thành cần tiếp tục có giải pháp thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; ngoài ra đẩy mạnh, mở rộng xét nghiệm trên phạm vi rộng hơn, nhất là với các TP lớn như Hà Nội, TP HCM. 

Cũng đầu tuần qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tính tới ngày 6/4, chúng ta đã trải qua đúng 1 tháng kể từ giai đoạn II. Nếu kể từ ngày phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên thì đã qua 2 tháng rưỡi. Thời điểm đó, Việt Nam là một trong số vài nước bị lây nhiễm. Tới nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới thì nước ta đứng thứ 96 trên thế giới về số ca nhiễm và là 1 trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh mà chưa có người tử vong.

Có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh. Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của nhân dân ta với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”.

Thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.

Phó Thủ tướng khẳng định: Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng…

Cùng với đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - một chuyên gia dịch tễ cũng chia sẻ. “Việt Nam sẽ lại là nước tiên phong thành công về chống dịch bệnh Covid-19, SARS, MERS: đường phố vắng bóng người, đi lại thì bịt kín, virus bị chặn từ ngoài biên giới đến sát biên giới, vừa đến Việt Nam thì bị phát hiện cách ly và được điều trị bài bản... Covid-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ”… 

Và chúng ta tin, như niềm tin của các bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch  “Qua đợt cách ly, chúng ta sẽ gặp lại”!...

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.