Qua đồng tiền Việt Nam: Khám phá các địa danh nổi tiếng

Hình ảnh Khuê Văn Các trên đồng tiền mệnh giá 100.000 đồng. (Ảnh: Bảo Châu)
Hình ảnh Khuê Văn Các trên đồng tiền mệnh giá 100.000 đồng. (Ảnh: Bảo Châu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không chỉ là đơn vị thanh toán, những đồng tiền còn thể hiện lịch sử - văn hóa của mỗi đất nước với những hình ảnh in trên đó. Các địa danh trên các tờ tiền của Việt Nam như: Ngôi nhà tranh của Hồ Chủ tịch, Khuê Văn Các, Vịnh Hạ Long, Văn Miếu Hà Nội, Chùa Cầu Hội An... chính là những di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng thu hút đông đảo người dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngắm ngôi nhà tranh làng Sen và hòn Đinh Hương trên tờ tiền

Tờ tiền 500.000 đồng in hình ảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hàng quốc gia đặc biệt và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 trước khi theo cha vào Huế. Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy học cho các con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã nhen nhóm tư tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc mãnh liệt trong Bác.

Ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng lại ngập tràn tình yêu thương bao la. Tình yêu từ ngôi nhà, từ những con người nơi làng Sen ngan ngát, từ mảnh đất miền Trung kiên cường đã góp phần chắp cánh cho tình yêu của Bác bay xa, bay cao, vượt qua những đại dương lớn, mang về hòa bình cho đất nước hôm nay. Ngôi nhà đơn sơ nơi làng Sen cho ta thấy sự giản dị trong con người vị anh hùng dân tộc.

Hòn Đỉnh Hương thuộc quần thể vịnh Hạ Long được chọn in trên tờ tiền 200.000 đồng. Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh được UNESCO nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo được tạo nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động.

Hòn Đỉnh Hương là một hòn đảo nổi tiếng trong số cả trăm hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long. Hòn Đỉnh Hương là hòn đảo có hình một lư hương khổng lồ. Đây là một trong những hòn đảo được đánh giá là tuyệt tác nghệ thuật được mẹ thiên nhiên ban tặng. Hòn Đỉnh Hương khổng lồ đặt giữa biển khơi là một hình ảnh rất thiêng liêng của Hạ Long, chiếc lư hương sừng sững đặt giữa đất trời bao la và sông nước mênh mông ấy là để dành cho cúng tế đất trời. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng, hình ảnh chiếc lư hương nằm giữa thiên nhiên bao la còn mang nhiều nghĩa sâu sắc. Hòn Đỉnh Hương không chỉ là một biểu tượng linh thiêng được tôn vinh trong lễ cúng tế đất trời mà còn là biểu hiện của lòng biết ơn đối với vua Rồng người đã giúp dân dẹp giặc. Bên cạnh đó, hòn Đỉnh Hương còn là một lời nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân công lao của tổ tiên và những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ quê hương yêu thương của chúng ta.

Hòn Đỉnh Hương thuộc quần thể Vịnh Hạ Long được chọn in trên tờ tiền 200.000 đồng. (Ảnh: Bảo Châu)

Hòn Đỉnh Hương thuộc quần thể Vịnh Hạ Long được chọn in trên tờ tiền 200.000 đồng. (Ảnh: Bảo Châu)

Tìm hiểu Khuê Văn Các, Phu Văn Lâu, chùa Cầu Hội An

Tờ tiền 100.000 đồng in hình Khuê Văn Các, biểu trưng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Quần thể kiến trúc với chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12/5/2012. 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô theo Luật Thủ đô.

Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805, là một trong 5 cổng chia khu vực nội tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành 5 lớp không gian khác nhau. Cổng Khuê Văn Các thuộc lớp không gian thứ hai - khu Thành Đạt, nằm giữa cổng Đại Trung và Đại Thành.

Khuê Văn Các là công trình độc đáo duy nhất tại Việt Nam trong suốt ngàn năm lịch sử, bởi lẽ trong số hơn 20 Văn Miếu ở khắp nơi trên đất nước thì chỉ có Văn Miếu tại Hà Nội mới có đơn nguyên kiến trúc này. “Khuê” tức là ngôi sao sáng, Khuê Văn Các là biểu hiện đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhắc lại chân lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trên văn bia Văn Miếu.

Điều tạo nên sức cuốn hút cho biểu tượng gác Khuê Văn chính là những ô cửa tròn, tái hiện sống động hình ảnh ngôi sao Khuê sáng lấp lánh trên bầu trời, giống như thần thái của những vị hiền tài luôn toát lên vẻ đẹp của sự thông tuệ, tri thức, thông qua thiết kế 8 tiếp điểm, tỏa những đường thẳng chiếu ra xung quanh. Bốn mặt trên tầng lầu đều có chạm trổ một cặp câu đối viết bằng chữ Hán, nội dung đề cao đạo học và vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi đây. Ngay phía trên của khung cửa tròn là bức Đại Tự cổ đề dòng chữ Khuê Văn Các.

Nghênh Lương Đình được xây dựng vào năm 1852 (thời Vua Tự Đức thứ 5) với kiến trúc 1 gian 4 chái, mái lợp ngói ống lưu ly vàng, khung nhà toàn gỗ và được chạm trổ cực kì công phu. Nơi đây khi xưa vốn là địa điểm dùng để tiếp đón vua triều Nguyễn ra hóng mát, du ngoạn sông Hương bằng thuyền, tổ chức các buổi lễ hội của triều đình.

Phu Văn Lâu nằm ngay phía sau Nghênh Lương Đình, là công trình tương đối nhỏ nhưng chứa đựng ý nghĩa lịch sử lẫn văn hóa vô cùng sâu sắc. Được biết, Phu Văn Lâu là địa điểm niêm yết, công bố những chiếu thư của vua nhà Nguyễn, đồng thời cũng là lầu danh dự của giới nho sinh khi bất cứ ai chỉ cần thi đậu tiến sĩ thời nhà Nguyễn cũng sẽ được xướng danh và dán tên tại đây.

Trên tờ tiền 20.000 đồng là hình ảnh chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Chùa Cầu được biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố cổ. Nơi đây gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Chùa Cầu chính là nơi sầm uất với những hoạt động giao thương. Việc này không chỉ diễn ra trong nước mà còn mở rộng với các thương nhân nước ngoài. Đặc biệt, nơi đây đã còn chứng kiến sự giao thoa văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngày 17/2/1990, chùa Cầu được cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia.

Đọc thêm

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...