Quả đấm thép của lục quân Mỹ

Xe tăng M1 Abram là xe tăng chiến đấu mạnh nhất của quân đội Mỹ hiện nay

Xe tăng M-1 “Abram” là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất đang hoạt động trong quân đội Mỹ. M-1 Abram đóng vai trò là “quả đấm thép” trong các chiến dịch tác chiến trên bộ của lục quân Mỹ trong nhiều năm trở lại đây.

Lịch sử ra đời

Cuối những năm 1960, trước nhu cầu cần thiết phải thay thế xe tăng chiến đấu dòng Patton như M-48 hay M-60 vốn đã trở nên kém cỏi lạc hậu trước các loại xe tăng Liên Xô. Quân đội Mỹ tiến hành hợp tác với Tây Đức phát triển xe tăng chiến đấu mới mang tên MBT-70.

Sản phẩm hợp tác thất bại MBT-70.
Sản phẩm hợp tác thất bại MBT-70.

Nước Mỹ đặt rất nhiều hi vọng vào dự án MBT-70. Tuy nhiên, sau gần 10 năm phát triển chi phí liên tục tăng cao. Trước tình hình này, Tây Đức rút khỏi dự án và bắt đầu lại bằng việc nghiên cứu phát triển xe tăng Leopard 2. Còn phía Mỹ, Quốc hội bắt đầu “sốt ruột” khi chi phí đầu tư quá lớn. Quân đội Mỹ cố gắng níu kéo bằng việc đưa ra mẫu thiết kế dựa trên MBT-70 mang tên hiệu XM803, nhưng cuối cùng vẫn thất bại.

Tháng 11/1971, quốc hội Mỹ quyết định hủy bỏ dự án XM803 và điều phối ngân sách tập trung cho dự án XM815. Dự án XM815 sau này đổi tên thành XM1 và đây chính là nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram.

Xe tăng XM1 trong giai đoạn thử nghiệm.
Xe tăng XM1 trong giai đoạn thử nghiệm.

Xe tăng M1 thiết kế với tháp pháo truyền thống, hỏa lực tương tự các dòng xe tăng Châu Âu nhưng riêng hệ thống phòng vệ thiết kế tốt hơn và sử dụng động cơ tuốc bin khí mạnh mẽ.

Hệ thống bảo vệ tiên tiến

Truyền thồng ưu tiên bảo vệ tối đa cho tổ lái trên xe, các nhà thiết kế thuộc General Dynamics Land Systems trang bị cho M1 loại giáp tổng hợp dựa theo mẫu giáp Chobham trên các xe tăng quân đội Anh. Loại giáp này được hình thành từ nhiều vật liệu như thép, gốm, vật liệu tổng hợp và Kevlar.

Giáp ở mặt trước tháp pháo dày tương đương 1.320 – 1.620mm thép cán khi chống lại loại đạn chống tăng thuốc nổ phá (High explosive anti-tank – HEAT) hoặc tương đương 940-960mm thép cán khi chống đạn xuyên giáp động năng.

Mặt trước tháp pháo và thân xe bọc giáp tổng hợp.
Mặt trước tháp pháo và thân xe bọc giáp tổng hợp.

Ngoài ra, M1 có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ quanh bánh xích, phía sau xe tăng để bảo vệ chống lại tên lửa chống tăng có điều khiển (Anti-tank guided missile – ATGM). Năm 1987, phiên bản cải tiến M1A1 còn được tăng cường thêm lớp giáp urani nghèo ở mặt trước tháp pháo và mặt trước thân xe để chống vũ khí diệt tăng. Nhưng việc lắp thêm giáp đã làm tăng thêm trọng lượng xe.

M1 Abram còn lắp thiết bị đối phó trả đũa chống tên lửa AN/VLQ-6 có thể dùng để phá tín hiệu điều khiển các loại tên lửa chống tăng dẫn đường qua dây dẫn (như AT-3/4/5 của Nga) và tên lửa dẫn đường bằng tầm nhiệt. Thiết bị này chỉ có thể đánh lạc hướng tên lửa chứ không có chức năng phá hủy tên lửa đối phương.

Mặt tháp pháo bên trái và phải xe tăng Abram được bố trí 6 ống phóng lựu đạn khói (hoặc 8 ống với phiên bản M1A1). Khi kích hoạt, hệ thống ống phóng tạo ra màn khói đủ để vô hiệu hóa trong thời gian ngắn các loại kính ngắm thường hoặc kính ngắm nhiệt ảnh.

Với mục tiêu đảm bảo tối đa sự sống cho kíp lái, bên trong khoang xe tăng thì M1 Abram đã được thiết kế sẵn hệ thống chữa  cháy tự động có thể dập tắt đám cháy trong vài giây. Khoang chứa đạn được ngăn cách hoàn toàn với khoang lái đảm bảo sự sống sót cho tổ lái trong trường hợp kho đạn phát nổ.

Hỏa lực mạnh mẽ

Nguyên mẫu M1 ban đầu lắp pháo nòng xoắn cỡ 105mm M68A1, loại pháo này sản xuất hoàn toàn dựa trên pháo L7 của Anh. Sau này, các phiên bản M1A1 và M1A2 đều lắp pháo nòng trơn cỡ 120mm M256A1 do Đức thiết kế và sản xuất tại Mỹ.

Hỏa lực pháo nòng trơn M256A1 có uy lực mạnh.
Hỏa lực pháo nòng trơn M256A1 có uy lực mạnh.

Pháo M256A1 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, điển hình như loại đạn xuyên thép có lõi ổn định bằng cánh M829A2 sử dụng chống giáp xe tăng phản ứng nổ, đạn nổ mạnh chống tăng M830, đạn chống biển người M1028 (mỗi viên chứa 1.150 viên bi không ngòi nổ nhưng có sức sát thương “khủng khiếp”).

Người nạp đạn phải thao tác thủ công.
Người nạp đạn phải thao tác thủ công.

Pháo xe tăng Mỹ thường không tích hợp tên lửa chống tăng như xe tăng Nga và các thiết bị nạp đạn tự động. Vì vậy, tốc độ bắn nhanh hay chậm của M1 phụ thuộc rất nhiều vào người nạp đạn.

Trưởng xe phụ trách khẩu 12,7mm (trái) và nạp đạn sử dụng khẩu 7,62mm (phải).
Trưởng xe phụ trách khẩu 12,7mm (trái) và nạp đạn sử dụng khẩu 7,62mm (phải).

Các vũ khí phụ của M1 gồm: súng máy M2HB cỡ 12,7mm đặt ở vị trí cửa trưởng xe trên nóc tháp pháo, súng máy M240 cỡ 7,62mm đặt ở cửa người nạp đạn, súng máy M240 cỡ 7,62mm đồng trục pháo chính.

Hệ thống điều khiển hỏa lực

Xe tăng M1 Abram trang bị máy tính đường đạn để tính toán cự lý khoảng cách cho phép xác định bắn chính xác mục tiêu.

Thiết bị tính toán dựa trên các thông số: góc bắn (dùng cảm biến gắn đầu nòng pháo), khoảng cách (dùng laze đo xa), tốc độ và hướng gió (dùng cảm biến gió trên nóc tháp pháo), thông số từ con quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu (xác định bằng máy đếm số vòng), nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn.

Theo đánh giá thì máy tính đường đạn cho khả năng bắn chính xác tới 95% ở khoảng cách trung bình.

Trưởng xe và pháo thủ được cung cấp kính tiềm vọng, thiết bị hồng ngoại quan sát bên ngoài xe. Kết hợp giữa thiết bị ngắm và máy tính đường đạn sẽ đảm bảo sự chính xác khi thực hiện thao tác ngắm bắn mục tiêu.

Động cơ

Xe tăng M1 Abrams lắp động cơ tuốc bin khí đa nhiên liệu Honeywell AGT1500C cho phép M1 đạt tốc độ tối đa 67 km/h trên đường bằng và 48 km/h trên đường ghồ ghề, tầm hoạt động tối đa khoảng 460 km.

Xe tăng M1 Abram có tốc độ di chuyển cao trên đường bằng.
Xe tăng M1 Abram có tốc độ di chuyển cao trên đường bằng.

Động cơ tuốc bin khi hoạt động theo nguyên lý là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao. Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy, luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt tuốc bin vận hành động cơ. Sau đó, luồng hơi được thải ra ngoài một phần, phần còn lại được đưa vào bộ phận thu hồi khí để sử dụng lại.

Động cơ tuốc bin khí Honeywell AGT1500.
Động cơ tuốc bin khí Honeywell AGT1500.

Động cơ tuốc bin khí sản sinh ít tiếng ốn đồng thời nhờ có hệ thống lọc không khí nên động cơ xe không chịu nhiều ảnh hưởng từ cát bụi. Nhưng nhược điểm của loại động cơ này phải khiến người ta phải cân nhắc khi sử dụng vì nó ngốn rất nhiều nhiên liệu. Trong điều kiện phải di chuyển chiến đấu đường xa thì nhiên liệu luôn là một vấn đề khó khắc phục với M1.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.