Qatar rời OPEC - Tự thân vận động

Ảnh minh họa nguồn AP
Ảnh minh họa nguồn AP
(PLO) - Mới rồi, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là Qatar cho biết sẽ rời khỏi Tổ chức này từ đầu năm 2019 tới. 

OPEC được thành lập năm 1960 thì Qatar tham gia năm 1961. Tuy chỉ là vương triều nhỏ ở vùng Vịnh nhưng Qatar có trữ lượng dầu mỏ không nhỏ và trữ lượng khí đốt rất lớn. Khai thác và xuất khẩu dầu lửa cho đến nay đã giúp Qatar trở nên giàu có, trở thành một trung tâm kinh tế và thương mại ở khu vực vùng Vịnh, có thể được coi là gây dựng nên vị thế địa chiến lược quan trọng. Qatar là một trong 6 thành viên của tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh.

Quyết định của Qatar chia tay với OPEC không phải vì thành viên này bất đồng quan điểm với những thành viên khác của OPEC về định hướng hoạt động hay tổ chức, nhân sự của OPEC, bởi đơn giản chỉ vì OPEC hiện không những không còn có lợi nữa cho Qatar mà thậm chí còn tiềm ẩn nguy hại lớn đối với vương triều nhỏ này. 

Về phương diện suy tính chiến lược lâu dài mà nói thì Qatar giống như tất cả những nước khai thác và xuất khẩu dầu lửa khác trên thế giới, không thể cứ tiếp tục chỉ dựa cậy thuần tuý vào dầu lửa để phát triển được nữa. Nguồn dầu lửa rồi cũng sẽ cạn kiệt và việc sử dụng dầu lửa cũng rồi sẽ hết thời. Qatar giống như một vài vương triều khác trong khu vực vùng Vịnh phải tìm kiếm động lực, ý tưởng, mô hình và chiến lược phát triển mới cho thời tạm gọi là “Hậu dầu lửa”. Đối với Qatar, một trong những sự lựa chọn chiến lược mới là khí đốt, đặc biệt là khí đốt hoá lỏng mà Qatar hiện đã là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất.

OPEC đã và đang tiếp tục giảm sút vai trò và uy quyền trên thế giới. Trong OPEC và cả tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Qatar chỉ là thành viên nhỏ mà Ả rập Xê út lại có vai trò và ảnh hưởng nổi trội. Ả rập Xê út từ mấy năm nay thành lập hẳn liên quân thù địch Qatar. Cho nên ra khỏi OPEC cũng còn là cách Qatar chủ động tránh tình huống OPEC bị Ả rập Xê út và đồng minh lợi dụng gây khó cho mình. Cả vì hiện tại lẫn tương lai mà Qatar phải tự thân vận động như thế!.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.