PVC lên tiếng về cáo buộc né tránh nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng

PVC lên tiếng về cáo buộc né tránh nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng
(PLO) - Sau khi Báo PLVN điện tử có bài “PVC: Chạy “cửa” nào... để né tránh nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng?”, Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã có công văn phúc  đáp 11 vấn đề được Báo PLVN điện tử đặt ra.

Trả lời câu hỏi vì sao Lô hàng DL0203 chưa được giải phóng, nguyên nhân cơ bản là gì? PVC cho biết:

- Trên Vận đơn của Lô hàng DL0203 (Bản gốc PVC hiện đang giữ) ghi tên người nhận là Tổng công ty PVC/Ban ĐHDA của PVC. Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, Tổng công ty PVC là chủ sở hữu hợp pháp của Lô hàng DL0203 nêu trên. PVC đã chấm dứt ủy quyền cho Thành Trang thực hiện các Lô hàng thuộc Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, trong đó có Lô hàng DL0203. Đồng thời, PVC cũng đã thông báo dừng thực hiện Hợp đồng thông quan và vận chuyển nội địa Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với Thành Trang do Thành Trang liên tục vi phạm hợp đồng, chậm trễ trong công tác thông quan, vận chuyển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công, lắp đặt của dự án. Trên cơ sở đó, Thành Trang hoàn toàn không có quyền thay mặt PVC (chủ hàng) thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan đến dự án NMNĐ Thái Bình 2. Vì vậy, PVC hoàn toàn đủ tư cách Chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa, để tiếp nhận số hàng còn lại của Lô DL0203 từ Cảng Hoàng Diệu. PVC cũng đã rất thiện chí hợp tác và tìm mọi phương án để giải phóng hàng, kể cả việc trả thay cho Thành Trang khoản cước phí mà Thành Trang đang nợ Cảng.

“Việc Lô hàng DL0203 chưa giải phóng được theo quan điểm, đánh giá của PVC là do Thành Trang cố tình không hợp tác, cố tình giữ Lệnh giao hàng để gây sức ép để PVC phải trả cho Thành Trang các khoản tiền vô lý, không có căn cứ theo Hợp đồng do Thành Trang đơn phương đưa ra (ví dụ: thanh toán phí lưu containers, các khoản thanh toán không có hồ sơ, chứng từ theo quy định trong hợp đồng...). Lý do chính không phải là khoản tiền cước phí mà Thành Trang đang nợ Cảng, vì thực tế PVC đã đè xuất phương án sẵn sàng trả thay các khoản phí mà Thành Trang đang nợ Cảng và đảm bảo chịu trách n hiệm trong trường hợp có bất kì khiếu nại nào đối với Cảng về Lô hàng 203 này, song Cảng và Thành Trang vẫn không chấp nhận” – PVC nhận định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nếu như chủ lô hàng DL0203 vẫn không nhận được lô hàng này thì sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ đối với một công trình trọng điểm quốc gia? PVC cho biết:

- Lô hàng DL0203 là hàng vật tư hàng rời mái lò hơi, vật tư bảo ôn lò hơi, tủ điện, điều khiển, van đường ống lò hơi, vật tư lò hơi phụ, hệ thống khử lưu huỳnh FGD,... hiện nay đang cần gấp để phục vụ thi công, lắp đặt Dự án. Việc không giải tỏa, vận chuyển được Lô hàng này về công trường làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, lắp đặt và hoàn thành Dự án, cụ thể là công tác thi công lắp đặt hạng mục Lò hơi, FGD, Lò hơi phụ... PVC đang áp dụng các biện pháp để đẩy nhanh, lấy lại tiến độ, sau khi đã giải phóng được Lô hàng này và vận chuyển thành công việc công trường vào ngày 24-25/02/2017 vừa qua.

PV: Trong cùng tháng 10/2016, Cảng Hoàng Diệu có 02 văn bản trả lời T.Cty PVC về việc tạm giữ Lô hàng DL-0203, vậy PVC đánh giá như thế nào, có đúng luật không? Theo Tổng Công ty, hướng giải quyết lô hàng này như thế nào?

Về vấn đề này, PVC cho biết:  việc Cảng Hoàng Diệu tạm giữ lô hàng DL0203 là không phù hợp với quy định của Pháp Luật hiện hành, bao gồm Bộ Luật Dân sự. PVC đã có văn bản trả lời Cảng Hoàng Diệu về việc này. Để giải quyết sự việc này, PVC đã triển khai theo hướng:

- Tiếp tục kiên trì làm việc với Thành Trang, Cảng Hoàng Diệu, Cảng Hải Phòng, đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Công Thương, UBND Tỉnh Thái Bình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Trên cơ sở báo cáo của PVC, các Bộ ngành liên quan, UBND Tỉnh Thái Bình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (là cơ quan chủ quản của Cảng Hải Phòng, Cảng Hoàng Diệu) đã rất tích cực vào cuộc, có nhiều văn bản (xem các văn bản đính kèm) chỉ đạo và đều thống nhất phương án là phải giao ngay lô hàng cho PVC để phục vụ thi công lắp đặt, đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, Thàng Trang vẫn cố tình không hợp tác giải quyết, đưa ra các yêu cầu hết sức vô lý (xem các văn bản đính kèm của Cảng, Thành Trang)

- Trước tình hình đó, PVC đã buộc phải khởi kiện Thành Trang ra Tòa án Nhân dân Quận Hồng Bàng về hành vi vi phạm hợp đồng đã ký (có nêu Cảng Hoàng Diệu là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Hiện nay, Tòa án đã thụ lý vụ việc này và đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục khẩn cấp, buộc Cảng Hoàng Diệu phải bàn giao toàn bộ số hàng còn lại của Lô DL0203 cho PVC (Quyết định số 01/2017/QĐ-BPKCTT ngày 22/02/2017 của Tòa án Nhân dân Quận Hồng Bàng đính kèm). Chi cục Thi  hành án Quận Hồng Bàng cũng đã có Quyết định số 250/QĐ-CCTHADS ngày 23/02/2017 bắt buộc việc thi hành án (Quyết định đính kèm). Trên cơ sở đó, trong các ngày 24-25/02/2017, PVC đã tiến hành giải phóng thành công Lô hàng DL0203 và vận chuyển ngay về công trường, đưa vào lắp đặt.

PV: T.Cty có thể đánh giá về quá trình thực hiện hợp đồng của Liên  danh nhà thầu (tức Cty Thành Trang) như thế nào?

PVC cho biết: PVC đã rất hợp tác, hỗ trợ Thành Trang trong quá trình thực hiện hợp đồng, cụ thể về việc nghiệm thu, thanh toán đúng hạn, kịp thời ký kết, xử lý các phát sinh thông qua các phụ lục hợp đồng, thu xếp nguồn vốn để thanh toán cho Thành Trang, trong khi chưa nhận được các khoản thanh toán tương ứng từ Chủ đầu tư.

Tuy nhiên, Thành Trang vẫn luôn chậm trễ trong quá trình thực hiện, vi phạm hợp đồng một cách có hệ thống, thiếu sự hợp tác, đưa ra cách yêu sách vô lý, cụ thể: có rất nhiều chuyến hàng Thành Trang vận chuyển về chậm so với tiến độ thông quan, vận chuyển theo quy định của Hợp đồng. PVC đã thống kê, tính toán Tiền phạt chậm vận chuyển của các chuyến hàng (tính đến thời điểm tháng 5/2016) là hơn 10 tỷ đồng. Nếu tính cả việc chậm giao hàng đối với Lô DL0203 thì số tiền phạt Thành Trang phải chịu là rất lớn, chưa kể các thiệt hại cho các nhà thầu thi công do chậm tiến độ, do thiếu hụt vật tư, lắp đặt. Hiện nay, PVC đang thống kê các thiệt hại này và yêu cầu Thành Trang bồi thường theo quy định của Hợp đồng và pháp luật hiện hành, thông qua tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền.

PVC lên tiếng về những lùm xùm với Công ty Thành Trang
PVC lên tiếng về những lùm xùm với Công ty Thành Trang

PV: Vì sao T.Cty PVC lại chuyển hướng Hợp đồng vận chuyển hàng hóa với một đối tác khác? Đề nghị Tcty cho biết rõ nguyên nhân và lý do?

PVC: Hàng hóa của Dự án được nhà cung cấp nước ngoài giao đến Cảng Hải Phòng, nhưng Thành Trang không vận chuyển hoặc vận chuyển rất chậm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ Dự án và phát sinh các chi phí rất lớn do lưu kho bãi, lưu containers tại Cảng, Hãng tàu. PVC đã rất nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở, cảnh báo trường hợp Thành Trang không thực hiện thì sẽ giao cho đơn vị khác thực hiện (xem một số văn bản đính kèm). Tuy nhiên, Thành Trang vẫn cố tình trây ỳ không chịu thực hiện và đưa ra các lý do hết sức vô lý, không phù hợp với quy định của hợp đồng.

Trước tình hình đó, để đảm bảo tiến độ dự án và giảm thiểu các phát sinh chi phí, PVC buộc phải tìm kiếm đơn vị vận chuyển khác thực hiện thay thế Thành Trang. Nếu tại thời điểm đó, PVC không kịp thời tìm ngay đơn vị thay thế, thì chi phí phát sinh do lưu kho bãi, lưu containers sẽ là rất lớn, đồng thời ảnh hưởng tới tiến độ dự án (không chỉ dừng lại ở Lô hàng DL0203 mà còn rất nhiều lô hàng khác do Thành Trang không thực hiện). Trên thực tế, đơn vị vận chuyển thay thế Thành Trang đã kịp thời thông quan, vận chuyển toàn bộ các Lô hàng đang lưu ở Cảng/Hãng tàu tại thời điểm tháng 10/ 2016 về công trường, phục vụ thi công, lắp đặt, đẩy nhanh tiến độ dự án. Mặc dù cước phí vận chuyển ở thời điểm hiện tại (năm 2016/2017) cao hơn thời điểm đấu thầu và ký Hợp đồng với Thành Trang (năm 2013), song đơn giá thuê đơn vị vận chuyển thay thế Thành Trang không vượt đơn giá trong Hợp đồng đã kí với Thành Trang.

PV: Nếu đúng như vậy, T.cty PVC có phải đã đơn phương chấm dứt hợp đồng vận chuyển với công ty Thàng Trang không... mà lô hàng đó lẽ ra Cty Thành Trang phải có trách nhiệm vận chuyển?

PVC: Như đã trả lời ở mục 5 nói trên, do Thành Trang cố tình không thực hiện (mặc dù thuộc trách nhiệm của Thành Trang theo Hợp đồng đã ký), để đảm bảo tiến độ dự án và hạn chế các phát sinh chi phí, PVC đã buộc phải thuê đơn vị khác để thay thế. PVC đã có thông báo trước cho Thành Trang về việc này và cũng nói rõ các chi phí thực hiện sẽ được PVC khấu trừ vào các khoản thanh toán theo Hợp đồng cho Thành Trang. Việc PVC thuê đơn vị khác thay thế, thực hiện phần việc mà Thành Trang không thực hiện này là phù hợp với quy định của Luật pháp hiện hành (Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự), nhằm kịp thời khắc phục và giải quyết các công việc do Thành Trang không thực hiện.

Đây không phải là hành động đơn phương chấm dứt hợp đồng của PVC, mà ngược lại, Thành Trang đơn phương có thông báo tạm dừng việc thực hiện hợp đồng.

PV: Nhà thầu Thành Trang đã vận chuyển khối lượng hàng hóa phục vụ công trình Nhà máy Nhiệt điện  Thái Bình 2 được bao nhiêu %?

PVC: Đến nay, Thành Trang đã thực hiện khoảng 90% khối lượng công việc. Cụ thể Thành Trang  đã vận chuyển về công trường 76.326 tấn hàng rời; 1.478 container; Tiếp nhận và cẩu hạ 24 mã hàng siêu trường siêu trọng; vận chuyển 14 kiện hàng siêu trường siêu trọng trong nội bộ công trường từ vị trí lưu kho ra vị trí lắp đặt.

PV: Chủ đầu tư và Chủ thầu đến nay đã thanh toán cho Cty Thành Trang tổng số là bao nhiêu tiền (kể cả các khoản, mục quy định trong Hợp đồng và các khoản phát sinh ngoài HĐ)?

PVC: PVC đã thanh toán cho Thành Trang toàn bộ các khoản tiền Thành Trang được nhận theo đúng quy định của hợp đồng, bao gồm các hạng mục quy định trong hợp đồng ban đầu và các hạng mục công việc phát sinh theo các phụ lục hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các tranh chấp hợp đồng hiện đang được xử lý thông qua tố tụng dân sự Tòa án có thẩm quyền.

PV: Theo giải trình của Cty Thành Trang: Đến nay không còn khả năng về tài chính để tiếp tục (hỗ trợ) thực hiện HĐ-22? Vậy Tcty PVC có hướng giải quyết như thế nào? Và việc giải quyết thanh-quyết toán đối với Cty Thành Trang ra sao, thưa ông?

PVC: PVC tiến hành lựa chọn nhà thầy vận chuyển thông qua đấu thầu rộng rãi. Việc Thành Trang tham gia và trúng thầu là trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không phải do PVC áp đặt. Gía chào thầu và trúng thầu là do Thành Trang quyết định. Thành Trang không thể lấy lý do là giá chào thầu thấp, để nêu ra các khó khăn và từ chối việc thực hiện hợp đồng đã ký.

Thành Trang cũng phải có phương án thu xếp tài chính để thực hiện và hoàn thành công việc theo Hợp đồng đã ký. Việc Thành Trang cho rằng họ gặp khó khăn và không còn khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện Hợp đồng là do Thành Trang, không phải lý do từ phía PVC. PVC đã tuân thủ đúng hợp đồng đã ký, hỗ trợ, hợp tác tối đa với Thành Trang, trên cơ sở phù hợp với quy định của Hợp đồng và Pháp Luật nhà nước. Toàn bộ các khoản thanh toán đủ điều kiện thanh toán theo Hợp đồng đều đã được PVC thanh toán cho Thàng Trang một cách kịp thời. Các phát sinh phạm vi công việc (Cẩu hạ hàng siêu trường siêu trọng, Vận chuyển nội bộ công trường, thông quan vận chuyển container phi tiêu chuẩn) đều đã được PVC xem xét, chấp thuận thông qua các Phụ lục hợp đồng đã ký.

Trên thực tế, Thành Trang còn có nghĩa vụ hoàn trả lại các khoản chi phí PVC đã bỏ ra để khắc phục, thực hiện công việc do Thành Trang vi phạm, chưa kể đến các khoản phạt chậm giao hàng, chậm tiến độ đã nêu ở trên. Các khoản tiền phạt này PVC đang yêu cầu Thành Trang bồi thường thông qua tố tụng dân sự tại Tòa án có thẩm quyền.

PV: Đề nghị T.Cty cho biết việc lưu kho, lưu bãi, lưu container...(số tiền phát sinh lên tới 60 tỷ) nguyên nhân do đâu, trách nhiệm này thuộc về ai? Đây là câu chuyện không hề nhỏ, bởi nó đã gây ra thất thoát một khoản tiền rất lớn của Dự án?

PVC: Theo quy định của Hợp đồng và các Phụ lục hợp đồng đã ký, Thành Trang có trách nhiệm trả các khoản chi phí cho Cảng, hãng tàu để thông quan hàng hóa và vận chuyển về công trường. Tuy nhiên, do Thành Trang không kịp thời thực hiện việc vận chuyển, dẫn đến các hàng hóa bị lưu tại Cảng, Hãng tàu và dẫn đến các chi phi phát sinh (lưu kho bãi, lưu container, chi phí cẩu hạ). PVC khẳng định việc chi trả các phát sinh này thuộc trách nhiệm của Thành Trang. Hoàn toàn không có vấn đề thất thoát ở đây.

PV: Từ đầu cuộc trao đổi đến giờ, buổi làm việc giữa phóng viên với Cty Dầu khí VN-T.cty PVC, chúng tôi nhận thấy: Lô hàng DL0203 bị lưu giữ tại cảng Hoàng Diệu từ tháng 9/2016 đến nay đã quá lâu. Vậy, tại sao Chủ đầu tư và Chủ thầu không khởi kiện công ty Thành Trang và Cảng Hoàng Diệu ra Tòa?

PVC: Hiện nay, PVC đã đưa ra vụ việc này ra Tòa án nhân dân Quận Hồng Bàng, Hải Phòng và Tòa án đã thụ lý vụ việc. Tòa án đã đưa ra Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục khẩn cấp buộc Cảng Hoàng Diệu phải bàn giao toàn bộ số hàng còn lại của Lô DL0203 cho PVC (Quyết định số 01/2017/QĐ-BPKCTT ngày 22/02/2017 của Tòa án Nhân dân Quận Hồng Bàng đính kèm). Chi cục Thi hành án Quận Hồng Bàng cũng đã có Quyết định số 250/QĐ-CCTHADS ngày 23/02/2017 bắt buộc việc thi hành án (Quyết định đính kèm). Các quyết định của các cơ quan thẩm quyền nêu trên chứng tỏ PVC đã thực hiện đúng quy định của Hợp đồng và pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở đó, trong các ngày 24-25/02/2017, PVC đã tiến hành giải phóng thành công Lô hàng 203 và vận chuyển ngay về công trường, đưa vào lắp đặt. Song song, PVC tiếp tục xử lý vụ kiện để yêu cầu Thành Trang bồi thường thiệt hại do các vi phạm hợp đồng nêu trên./.

Câu chuyện sẽ được giải quyết ra sao, Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Mặc dù PVC đã trả lời 11 câu hỏi được PV Báo PLVN đặt ra về lùm xùm giữa PVC và Công ty Thành Trang, tuy nhiên, theo nhận định của các tác giả loạt bài viết này, trong số 11 câu hỏi mà tác giả đưa ra, phía Tổng công ty PVC trả lời chưa thỏa đáng và chưa đi rõ vào nội dung các câu hỏi của phóng viên. Nội dung trả lời có phần “trốn tránh”, không cụ thể, chưa rõ ràng... Nhiều câu trả lời vẫn còn vòng vo, thoái thác trách nhiệm của PVC với liên danh Công ty Thành Trang mà PVC đáng nhẽ phải có trách nhiệm. Vấn đề quan trọng nữa, qua quá trình điều tra của phóng viên tiền lưu kho lưu bãi, lưu contener... số tiền phát sinh lên tới 60 tỷ đồng, trách nhiệm này thuộc về ai? Và câu hỏi là ai phải có trách nhiệm gây ra số tiền thất thoát lớn đến như vậy thì Tổng công ty PVC gần như né tránh hoàn toàn vai trò trách nhiệm của mình rồi đổ lỗi cho Công ty Thành Trang.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.