Poseidon – vị thần của biển cả trong thần thoại Hy Lạp

Họa hình thần Poseidon.
Họa hình thần Poseidon.
(PLVN) - Poseidon là con của Titan Cronus và Rhea. Khi vừa ra đời, ông đã bị cha là Cronus nuốt vào bụng. Khi thời kì thống trị của các Titans bị sụp đổ, Poseidon trở thành chúa tể biển cả. Ông cùng với em trai là Zeus và anh trai Hades là ba vị thần hùng mạnh nhất trên đỉnh Olympus.

Tranh giành Athens

Khi thời kì thống trị của các Titans bị sụp đổ, Poseidon trở thành chúa tể biển cả. Sau khi cha mình là Titan Cronus bị 3 người con trai lật đổ: Zeus chiếm Bầu trời, Hades chiếm thế giới dưới lòng đất, Poseidon chiếm biển cả. Poseidon được xem là vị thần quyền năng thứ nhì, chỉ sau thần Zeus. Vũ khí của Poseidon là một cây đinh ba giúp ông điều khiển biển cả và tạo ra động đất.

Poseidon là con trai thứ hai của Cronus và Rhea. Ông bị Cronus nuốt khi sinh ra sau đó được Zeus cứu thoát cùng anh chị em khác của mình. Tuy nhiên trong một số phiên bản của câu chuyện, giống như em trai Zeus, ông không chịu số phận như những người anh chị em khác của mình. Ông đã được mẹ của mình là Rhea cứu thoát bằng cách giấu ông trong một đàn cừu và giả vờ đã sinh ra một con lừa con và bà đưa cho Cronus ăn tươi nuốt sống.

Theo John Tzetzes, các bà đỡ của Poseidon là Arne, đã không nói nơi giấu ông khi Cronus tìm kiếm. Theo Diodorus Siculus, Poseidon được nuôi dưỡng bởi Telchines trên đảo Rhodes, cũng như Zeus đã được nuôi dưỡng bởi Korybantes trên đảo Crete.

Poseidon là vị thần hộ vệ cho nhiều thành phố của Hy lạp, mặc dù bị mất quyền bảo vệ Athens vào tay của Athena. Athena đã trở thành người sáng lập và bảo trợ Athens sau khi cạnh tranh với Poseidon. 

Tại lễ hội, các Skira, các linh mục của Athena và các linh mục của Poseidon quyết định mỗi vị thần sẽ tặng cho người dân Athens một món quà và người dân Athens sẽ chọn một món quà mà họ ưa thích và vị thần đó sẽ trở thành người bảo trợ cho thành phố.

Thần Poseidon nện xuống mặt đất với cây đinh ba của mình và một mùa xuân hiện lên trước mắt người dân Athen, nhưng dòng sông chảy qua lại là nước mặn chát. Còn Athena đã tặng cho họ một cây ô liu. Người dân Athens và vua của họ, Erectheus, đã chọn cây ô liu vì cây ô liu cho gỗ, dầu và thực phẩm. Sau trận đấu, tức điên lên vì thua, Poseidon đã gửi một lũ quái vật bay đến để trừng phạt người dân Athens vì đã không chọn ông. 

Huyền thoại này giải thích cho nguyên nhân Poseidon dẫn con trai ông Eumolpus, chống lại thành Athens và giết chết Erectheus trong sự tức giận. Cuộc thi của Athena và Poseidon là chủ đề của các phù điêu trên tường phía tây của đền Parthenon, cái nhìn đầu tiên đập vào mắt du khách.

Huyền thoại này được tạo nên phản ánh một cuộc đụng độ giữa những người dân trong thời gian Mycenaean và những người nhập cư mới. Athens ở thời kì hoàng kim có một sức mạnh trên biển mạnh mẽ, tại thời điểm này đã đánh bại hạm đội Ba Tư tại đảo Salamis trong một trận hải chiến. (Các thần mã của Poseidon có nguồn gốc phía đông, phía Ba Tư)

Thần Poseidon là chủ nhân của mọi biển cả. Mỗi khi thần phóng xe ngựa chạy trên mặt nước thì sóng biển dạt sang hai bên nhường đường cho thần. Với vẻ đẹp rực rỡ như thần Zeus, thần Poseidon đánh xe bay như gió trên mặt biển rộng mênh mông, xung quanh có những con cá heo nhào lộn đón mừng và từng đàn cá tung tăng bám theo cỗ xe thần thánh. 

Nhưng khi thần Poseidon  vung chiếc đinh ba khủng khiếp đập xuống mặt nước thì những con sóng biển bạc đầu dâng cao lên như những trái núi và biển cả nổi bão tố kinh hoàng. Sóng biển đập vào vách đá làm rung chuyển cả mặt đất. Nhưng khi thần chĩa đinh ba lên đầu các ngọn sóng thì chúng ngoan ngoãn dịu đi. Bão tố ngừng thổi và mặt biển trở lại hiền hoà trong xanh như mặt gương bao la.

Xung quanh Poseidon có rất nhiều các vị thần biển, trong đó có thần Nereus, cha của Amphitritê, ông già tiên tri của biển cả, người được coi là biết hết mọi bí mật của tương lai. Ông không bao giờ biết nói dối và lừa lọc mà đối với các vị thần và những người trần ông chỉ biết nói sự thật. Ông chính là cha của 50 nữ thần biển Nêrâyđêx. Các nàng Nêrâyđêx, trong đó có nàng Amphitritê nổi tiếng - vợ của Poseidon.

Tất cả mọi biển cả và toàn thể trái đất đều được bao bọc bởi thần Hải Dương Okeanos già nua, thuộc thế hệ thần Titan, cũng có đức tính chính trực và thanh cao như thần Zeus. Ông sống ở miền tây xa xôi nơi tận cùng của thế giới và không màng đến các sự việc trên trái đất. 

Okeanos có ba nghìn con trai, đều là các thần sông suối và ba nghìn con gái. Bằng nguồn nước sinh sống của mình, các con của thần Okeanos vĩ đại đem lại niềm vui và hạnh phúc cho loài người; họ ban cho cả trái đất dòng nhựa sống tràn trề. 

Nhưng từ khi các thần núi Olympus lên nắm quyền cai quản thế giới thay các vị thần Titan thì Okeanos cũng phải chịu dưới quyền cai quản của thần Poseidon - anh trai thần Zeus vĩ đại.

Chuyện tình của thần Poseidon

Người vợ chính thức mà Poseidon yêu say đắm là nàng Amphitrite. Amphitrie vốn là một trong mười hai con gái của Titan Oceanus và Thetis. Vốn suất thân từ biển, Amphitrie có vẻ đẹp mặn mà, thanh thoát hơn các chị em. Không có lời nào để miêu tả chuẩn xác vẻ đẹp của nàng. Nếu Peresphone – vợ của thần Hades mang vẻ đẹp của sức sống tươi trẻ, Hera - vợ của thần Zeus mang vẻ thanh cao quyến rũ, thì Amphitrie lại có sự dịu dàng, hiền hòa và vô tư như biển cả.

Thường ngày các chị em Amphitrie rủ nhau lên bờ vui chơi ca hát nhưng không hay biết rằng có một vị thần đã bắt gặp và say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp thần tiên ấy. Mặc dù thần Poseidon mới chỉ lướt qua gương mặt Amphitrie, ông đã lập tức say mê muốn cưới nàng về làm vợ. Nhưng khi thần Poseidon ngỏ lời, Amphitrie đã từ chối thẳng thừng vì nàng muốn làm một trinh nữ.

Biết bản thân sẽ không thoát khỏi Poseidon, Amphitrie lánh tới chỗ Atlas bị trừng phạt, tận cùng của đất và biển. Poseidon đã phải nhờ tới Delphin – một con cá heo để tìm Amphitrie. Delphin tìm mọi nơi, rồi cuối cùng cũng phát hiện ra nơi nàng Amphitrie trốn. Để đền ơn, Poseidon đã cho Delphin biến thành một chòm sao trên trời.

Cuối cùng Amphitrie đành chấp nhận lời cầu hôn của Poseidon. Sau hôn nhân, Amphitrite chung sống với Poseidon trong cung điện vàng đẹp đẽ dưới biển sâu và nàng sinh được một con trai đặt tên là Triton.

Triton có ngoại hình nửa người nửa rắn và có những hai cái đuôi rắn. Triton thường cầm trong tay một chiếc vỏ ốc cực lớn. Đó là chiếc tù và như chiếc kèn lệnh mà khi Triton cất tiếng thổi lên là có thể gây ra sóng to gió lớn hoặc có thể dẹp yên mọi sóng gió làm cho mặt biển trở lại cảnh thanh bình. 

Nhưng Triton chỉ được phép thổi tù và khi có lệnh của thần Poseidon. Những người đi biển mỗi khi nghe thấy tiếng tù và của Triton vang lên là lúc bão tố khủng khiếp nổi ầm ầm khiến họ phải tìm mọi cách kiếm nơi trú ẩn. Họ coi Triton như một vị thần nhân đức đã báo trước cho họ biết tai họa và họ có thể cầu khấn Triton để Triton truyền đạt nguyện vọng của họ tới thần Poseidon.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.