Phun khử khuẩn 6.500m2 liên quan đến bệnh nhân 209

Phun khử khuẩn 6.500m2 liên quan đến bệnh nhân 209
(PLVN) - UBND quận Long Biên đã tiến hành khoanh vùng, khử khuẩn tại 3 địa điểm liên quan với diện tích 6.500m2 đến bệnh nhân này và cách ly 26 người, trong đó, có 10 người với 2 gia đình tại khu nhà bệnh nhân ở. 

Các chuyên gia cho biết, công tác phòng chống Covid-19 ở Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3 với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Bằng chứng thời gian vừa qua, đã có rất nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. 

Để dập tắt được "ngọn lửa" âm ỉ lây lan trong xã hội, các địa phương đã phải tiến hành các biện pháp rất mạnh mẽ.

Tại cuôc họp  của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vào chiều 1/4, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà cho biết, bệnh nhân này làm việc tại bếp ăn của Công ty xăng dầu khu vực I Đức Giang. Vào lúc 20h ngày 30/3, CDC Hà Nội đã thông báo cho quận về việc bệnh nhân này dương tính COVID-19 và đây là trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân 163 trước đó.

Qua điều tra dịch tễ xác định được 5 địa điểm liên quan đến bệnh nhân này là tại Công ty xăng dầu khu vực I Đức Giang có 9 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và đang điều tra số trường hợp F2.

Tại nhà mẹ đẻ tại phường Thượng Thanh có 5 trường hợp F1 và 2 trường hợp F2. Tại gia đình của bệnh nhân ở phường Đức Giang có 3 trường hợp F1, 5 trường hợp F2. Tại bộ phận một cửa của UBND phường Đức Giang không có F1 và có 3 trường hợp F2.

Địa điểm thứ 5 được xác định là khi nữ bệnh nhân này đi tặng quà, làm từ thiện ở Cổ Loa (Đông Anh) và xác định có 2 trường hợp F1 và 5 trường hợp F2.

Như vậy, theo lãnh đạo UBND quận Long Biên, liên quan đến bệnh nhân 209 có 17 trường hợp F1, trong đó, 15 trường hợp tại Long Biên, 2 trường hợp tại Cầu Giấy. Số trường hợp F2 là 35, trong đó, 27 trường hợp ở Long Biên và 8 trường hợp ở các địa bàn khác đã thông báo cụ thể.

UBND quận đã tiến hành khoanh vùng, khử khuẩn tại 3 địa điểm liên quan với diện tích 6.500m2 đến bệnh nhân này và cách ly 26 người, trong đó, có 10 người với 2 gia đình tại khu nhà bệnh nhân ở. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm 12 trường hợp F1, 1 trường hợp F2 và chuyển viện 3 trường hợp.

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 209 này, Chủ tịch UBND quận Long Biên cũng báo cáo thêm một trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh là N.Q.M (SN 1989, là con trai của bệnh nhân 209).

"Hiện quận và Trung tâm y tế đang làm thủ tục đưa trường hợp này đến bệnh viện và cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2", ông Hà nói.

Lãnh đạo quận cũng thông tin thêm về việc rà soát các trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai trên địa bàn có 751 trường hợp.

Trong đó, bệnh nhân điều trị nội trú là 53, cán bộ, học viên thực tập tại Bệnh viện là 78 còn lại là các trường hợp ngoại trú, chăm sóc bệnh nhân... Hiện đã lấy mẫu được 85 trường hợp, đã có 55 mẫu âm tính còn lại 30 mẫu đang chờ kết quả.

Trong ngày 2/4, theo đề nghị của quận, Sở Y tế Hà Nội sẽ lắp đặt 1 trạm xét nghiệm nhanh ở Long Biên để có thể tiến hành sàng lọc các trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Cầu Giấy, nơi có bệnh nhân số 183 sinh sống,  UBND quận Cầu Giấy cho biết, sau khi có kết quả xác định dương tính, quận đã phun khử khuẩn các tầng 26 – 27 – 28 và tầng hầm, tiến hành cách ly tầng 26.

"Qua điều tra dịch tễ, xác định được có 40 trường hợp F1, trong đó Cầu Giấy có 5 người, 2/5 trường hợp đã âm tính, còn 3 trường hợp chưa có kết quả.

Các quận huyện khác là 35 trường hợp F1, quận đã thông báo để kiểm tra. F2 là 40 trường hợp trong đó Cầu Giấy có 12, các quận huyện khác là 28", lãnh đạo quận Cầu Giấy thông tin.

Cũng liên quan đến bệnh nhân 183, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố ngày 30/3, lãnh đạo UBND quận Ba Đình báo cáo, trong các ngày 22, 23, 24/3, bệnh nhân 183 có đếm khám ở phòng khám Đông Y Mộc Linh Đường.

Quận đã tiến hành điều tra dịch tễ, xác định 8 trường hợp F1 là các y bác sĩ tại cơ sở Đông Y này.

"Quận đã tiến hành cách ly cơ sở này tương tự như ở Bệnh viện Hồng Ngọc. Điều tra xác định thêm được 38 trường hợp F2 là các bệnh nhân đã đến đây khám, là người nhà, hàng xóm của các nhân viên phòng khám ở đây", lãnh đạo quận Ba Đình nói.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vào chiều 1/4, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà cho biết, theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến chiều cùng ngày đã có 6 trường hợp ở quận nhiễm COVID-19, trong đó, 190 trường hợp F1, 900 trường hợp F2.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.