Phum sóc ở tỉnh Bạc Liêu vươn mình phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính sách, phong trào thi đua gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số được phát huy hiệu quả tại Bạc Liêu. Đời sống vật chất của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo kinh tế phum sóc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa ngày càng khởi sắc.

Bạc Liêu là tỉnh có đa dạng các dân tộc thiểu số với trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 9,2% dân số toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer hơn 17.000 hộ, chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh Bạc Liêu đã phân bổ 160 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhờ các chương trình hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, kết hợp với việc nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân đầu người của các hộ dân tộc Khmer trồng lúa đã tăng 20% so với năm 2021. Đồng thời, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo đã giảm mạnh, từ 2.329 hộ năm 2021, xuống còn 808 hộ, tương ứng với tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo giảm 2,5% mỗi năm.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giảm đáng kể, hiện chỉ còn 258 hộ dân tộc thiểu số nghèo, chiếm 1,39% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những bước tiến đáng kể tại Bạc Liêu nhờ nguồn vốn đầu tư 747,3 tỷ đồng từ Trung ương và tỉnh. 13/14 đơn vị cấp xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với các phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

Nhờ định hướng của các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, dân trí của đồng bào Khmer trên địa bàn Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân ngày càng được nâng cao.

Nhờ định hướng của các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, dân trí của đồng bào Khmer trên địa bàn Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân ngày càng được nâng cao.

Đến với xã Ninh Thạnh Lợi, một trong những địa phương vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào dân tộc Khmer của huyện Hồng Dân, mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự “thay da, đổi thịt”. Từ một vùng quê nghèo, đến nay Ninh Thạnh Lợi đã tràn đầy sức sống. Con tôm - cây lúa, sản vật đã đem đến cho người dân nơi đây đời sống ấm no, sung túc.

Đến nay, nhờ có định hướng của các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông đồng bộ, dân trí ngày càng được nâng cao…, các phum sóc Khmer bây giờ đã khoác lên mình diện mạo của sự phát triển, nông thôn vươn mình sánh vai với thành thị.

Ông Danh Cáo (ngụ ấp Kos Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) chia sẻ: “Ngày trước, việc đi lại của người dân chủ yếu bằng xuồng, võ lãi, việc học hành, buôn bán, chăm sóc sức khỏe của người dân còn gặp nhiều khó khăn… Nhờ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cùng sự đồng lòng, chung sức của người dân đã giúp cho cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư kiên cố, phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt, thụ hưởng của người dân. Trẻ em được đi học và giao thương thuận lợi”.

Hòa thượng Tăng Sa Vong phối hợp Công an xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) tuyên truyền, vận động bà con đồng bào Khmer giữ gìn an ninh trật tự dịp Tết Chôl Chnăm Thmây.

Hòa thượng Tăng Sa Vong phối hợp Công an xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) tuyên truyền, vận động bà con đồng bào Khmer giữ gìn an ninh trật tự dịp Tết Chôl Chnăm Thmây.

Hòa thượng Tăng Sa Vong - Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu (Trụ trì chùa Cái Giá chót, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) cho biết: Nhờ các cấp chính quyền, đoàn thể, các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào ngày càng hiệu quả, thiết thực và nhanh chóng. Nhờ đó, các hộ đồng bào Khmer nghèo trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội từ thành thị đến nông thôn được tiến bộ rõ nét, an ninh chính trị được ổn định, kinh tế được phát triển, đời sống đồng bào Khmer ngày càng đi lên.

“Từ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, đồng bào tôn giáo, dân tộc, nhất là dân tộc Khmer được chăm lo nhiều hơn. Các vị chức sắc, Ban quản trị Chùa, đồng bào Phật tử phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, qua đó đồng bào Khmer thấy rõ hơn nữa nhiệm vụ giữa “đạo và đời”, cùng ra sức góp phần xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng văn minh, giàu đẹp”, Hòa thượng Tăng Sa Vong chia sẻ.

Hằng năm, tỉnh Bạc Liêu luôn ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, tỉnh tập trung phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người dân địa phương...

Điệu múa truyền thống của thiếu nữ Khmer luôn thu hút đông đảo du khách thập phương tham quan tại chùa Xiêm Cán.

Điệu múa truyền thống của thiếu nữ Khmer luôn thu hút đông đảo du khách thập phương tham quan tại chùa Xiêm Cán.

Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng cơ bản ổn định và phát triển. Việc thực hiện chính sách, phong trào thi đua gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo phum sóc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa kinh tế ngày càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới ở vùng có đông đồng bào dân tộc”.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động giao lưu ý nghĩa trong các chương trình giao lưu định kỳ

Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu khu vực phía Nam

(PLVN) - Ngày 29 - 31/5, tại TP Cần Thơ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Chương trình Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần IX, năm 2025 với rất nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

Đọc thêm

Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cà Mau

Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cà Mau
(PLVN) - Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thanh, thiếu niên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Hội thi dành cho học sinh khối 11 và 12.

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi
(PLVN) - Công tác bình đẳng giới rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhất là với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Quảng Ngãi, vị thế của người phụ nữ miền núi ngày càng được nâng cao khi tham gia các hoạt động chính trị, từng bước tháo gỡ định kiến về giới.

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.