Phục hồi khu bảo tồn thiên nhiên cần hỗ trợ từ chính sách, pháp luật

Người dân tham gia trồng cây rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. (Ảnh: PV)
Người dân tham gia trồng cây rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt tại các khu bảo tồn thiên nhiên, sự hỗ trợ của pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và thực hiện các công tác bảo tồn.

Rừng suy giảm trong các khu bảo tồn

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng từ suy giảm môi trường tự nhiên, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đến ô nhiễm môi trường và nguồn nước, biến đổi khí hậu,… Một trong số đó là tình trạng mất rừng và các “điểm nóng” về xâm hại tài nguyên rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên đang ngày càng nghiêm trọng, khiến các nhà chức trách đau đầu.

Tại tỉnh Đắk Lắk, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn phá rừng, diện tích rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về vấn đề suy giảm 397,11 ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn Voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng (Trung tâm Bảo tồn Voi).

Cụ thể, 4,64 ha được xác định nguyên nhân do phá rừng, còn lại 392,47ha, chủ yếu là người dân lấn chiếm trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp, trong đó có một số diện tích người dân đã canh tác từ lâu, không xác định được thời gian lấn chiếm. Diện tích bị suy giảm nói trên hầu hết là rừng nghèo, nghèo kiệt có trữ lượng thấp và suy giảm trong nhiều năm.

Hay tại tỉnh Hòa Bình, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò vốn là một trong những điểm nhấn của khu vực Tây Bắc với diện tích rừng già phong phú. Nhưng sau 24 năm thành lập, từ một khu bảo tồn có tổng diện tích hơn 7.000ha, đến thời điểm hiện tại chỉ còn 5.256ha.

Nguyên nhân của sự thu hẹp đến từ yếu tố quỹ đất khu bảo tồn không tăng nhưng số dân ngày càng tăng. Từ đó sự gia tăng các hoạt động nông nghiệp đã gây áp lực lớn, dẫn đến sự suy giảm và phân mảnh diện tích rừng tại khu vực này. Một số vùng đã bị khai thác hoặc chuyển đổi thành nương rẫy.

Giữ rừng dựa vào pháp luật

Nhằm đối phó với các thách thức hiện tại, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các chuyên gia nhận định, việc triển khai thành công Chiến lược này sẽ đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng.

Trong đó, giải pháp ưu tiên là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực bảo tồn đa dạng sinh học. Hệ thống chính sách, pháp luật cần được rà soát bảo đảm tính hệ thống, thống nhất và cập nhật những yêu cầu mới nhằm thực hiện các cam kết quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Cụ thể, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, xác định các đối tượng cần phải ưu tiên bảo vệ, bảo tồn từ nay tới 2030; vấn đề về bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ; kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc đa dạng sinh học…

Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao năng lực của các tổ chức, nhân lực làm công tác bảo tồn từ trung ương đến địa phương, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và hỗ trợ cán bộ tại các khu bảo tồn vùng sâu, vùng xa tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Chiến lược cũng chú trọng việc tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Trước những yêu cầu trên, các địa phương trên cả nước đã và đang áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu. Đơn cử tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, công tác quản lý, bảo tồn và bảo vệ rừng đang được thực hiện nghiêm túc. Theo ông Sùng A Vàng - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, hàng năm, Ban Quản lý phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng.

Đồng thời, triển khai chế độ chính sách theo các quy định, nghị định của Chính phủ hỗ trợ người dân trong khu bảo tồn. Quan trọng nhất, để khắc phục khó khăn trong công tác tuyên truyền, Ban Quản lý đã áp dụng các mô hình vận động khéo léo, giúp người dân nhận thức rằng bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của họ. Từ đó, họ sẽ nâng cao ý thức và tích cực phối hợp thực hiện các hoạt động với khu bảo tồn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

Chuyện người lính già và cây kèn Harmonica

Tiếng kèn Harmonica của người lính già Nguyễn Tiến Lịch giữa bãi bom ngày nào, sau 53 năm lại vang lên hào hùng giữa trời Hà Nội, như một lời kêu gọi bất diệt “Vì Nhân dân quên mình”. (Ảnh: X.H)
(PLVN) - Tổ quốc Việt Nam đã đi qua dặm dài chiến tranh với biết bao đau thương, mất mát, để đến ngày chiến thắng vẹn toàn, non sông thu về một mối. Nhìn lại lịch sử, có một câu hỏi rằng vì sao một đất nước Việt Nam nhỏ bé lại có thể chiến đấu và chiến thắng trước những kẻ thù. Xin trả lời, điều làm nên sức mạnh Việt Nam chính là những con người khi Tổ quốc cần sẵn sàng gác lại tình riêng để lên đường, chấp nhận gian khổ, hy sinh để đất nước đi đến ngày độc lập.

Bộ cẩm nang bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ra mắt phiên bản mới

Bộ cẩm nang là một giải pháp quan trọng nhằm triển khai Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”
(PLVN) - Không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em là những đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tới hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trẻ em chiếm gần 1/4 dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.