Phục hồi hệ sinh thái và những nỗ lực từ Việt Nam

Nhờ có các hoạt động bảo tồn tại chỗ mà số lượng cá thể một số loài linh trưởng tăng lên.
Nhờ có các hoạt động bảo tồn tại chỗ mà số lượng cá thể một số loài linh trưởng tăng lên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, cung cấp những lợi ích vô giá như ổn định khí hậu, điều hòa không khí, cung cấp oxy, cung cấp nguồn nước, thức ăn, thuốc men. Các hệ sinh thái còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, hiện các hệ sinh thái đang có tốc độ suy thoái nhanh nhất trong lịch sử loài người…

Chính vì thế, ngày 1/3/2021, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã ra tuyên bố giai đoạn 2021-2030 là “Thập kỷ về phục hồi hệ sinh thái” nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học.

Với ý nghĩa đó, Ngày Môi trường thế giới năm 2021 – ngày 5/6 đã được Liên Hợp quốc chọn chủ đề “Phục hồi hệ sinh thái”, nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái, ngăn chặn vấn nạn chặt phá rừng, gây ô nhiễm nước hồ, sông suối; khai thác quá mức các vùng biển và ven biển… từ đó giúp xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu.

Ở Việt Nam, từ năm 1982, Ngày Môi trường thế giới đã được hưởng ứng và đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước.

Từ những con số biết nói trên thực địa…

Nói riêng về bảo tồn đa dạng sinh học – một khía cạnh vô cùng quan trọng để phục hồi hệ sinh thái, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là đa dạng về loài. Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã xây dựng và tích cực thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học nhằm bảo tồn và phục hồi giá trị đa dạng sinh học quý giá. Đối với các hoạt động bảo tồn loài, bên cạnh vai trò của các cơ quan Chính phủ, nhiều nỗ lực đến từ khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phát triển và cộng đồng.

Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước đa dạng sinh học (2019), Việt Nam có khoảng loài 51.400 sinh vật đã được xác định, bao gồm: khoảng 7.500 chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; khoảng 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt và hơn 11.000 loài sinh vật biển khác.

Hàng năm, nhiều loài mới tiếp tục được phát hiện, nối dài danh mục các loài hiện có ở Việt Nam. Trong số các loài đã được ghi nhận, nhiều loài có giá trị bảo tồn cao, khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam như sao la, cheo cheo lưng bạc, mang lớn, mang trường sơn, thỏ vằn, voi châu á, bò rừng, bò xám, hổ, báo, hươu sao, các loài linh trưởng, các loài rùa biển và rùa cạn, nước ngọt...

Con số thống kê cho thấy số loài mới được tìm thấy ở Việt Nam chiếm hơn nửa trong số các loài mới thuộc Tiểu vùng sông Mê Công (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Trong tổng số 139 loài động, thực vật được tìm thấy có 90 loài thực vật, 23 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 9 loài cá và 1 loài động vật có vú. Các nhà khoa học của Việt Nam đã công bố 1.023 loài mới cho khoa học cả về thực vật, động vật. Từ năm 2014 đến năm 2018, có 344 loài mới cho khoa học gồm 208 loài động vật, 136 loài thực vật, đã được mô tả và công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và Tạp chí Sinh học của Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam…

Về tính đặc hữu, khu hệ động vật Việt Nam khá giàu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng này thì Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài và phân loài đặc hữu. Trong vùng này có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài, trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam.

Việt Nam nỗ lực phòng chống hành vi mua bán động vật hoang dã.

Việt Nam nỗ lực phòng chống hành vi mua bán động vật hoang dã.

... đến những tín hiệu vui từ chính sách pháp luật

Về mặt pháp, trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã tiếp tục có sự thay đổi, điều chỉnh. Cùng với sự hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Lâm nghiệp 2017), pháp luật về thủy sản (Luật Thủy sản 2004 và sửa đổi 2017), pháp luật về đầu tư, kinh doanh (Luật Đầu tư 2014), thì Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 là văn bản pháp lý điều chỉnh toàn diện nhất về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài hoang dã, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Một loạt các chính sách, nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi Luật đã tạo nên một khung pháp lý khá hoàn chỉnh trong quản lý các loài hoang dã. Đặc biệt, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 đã tăng mức hình phạt tối đa lên đến 1 tỷ đồng và 15 năm tù đối với tội danh liên quan đến loài hoang dã cho thấy sự quyết liệt trong xử lý các vi phạm và bảo vệ loài hoang dã của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các chỉ thị kịp thời của Thủ tướng Chính phủ như Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm, trong đó yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật và mới đây là Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý ĐVHD trong bối cảnh đại dịch Covid đang lan rộng cho thấy sự quan tâm sát sao của Chính phủ đối với hoạt động bảo tồn loài hoang dã.

Về mặt chính sách, hoạt động điều tra, kiểm kê, quan trắc, đánh giá loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về loài hoang dã. Trong giai đoạn 2010-2020, các đề án điều tra cơ bản về tài nguyên rừng, tài nguyên biển (bao gồm hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái ven biển) đã được thực hiện. Các tập Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam được liên tục cập nhật với 31 tập động vật và 21 tập thực vật đã được xuất bản và công bố từ năm 2000 đến nay.

Nhiều chương trình quan trắc các loài hoang dã cũng đã được triển khai, điển hình như: Dự án điều tra tình trạng loài hổ, gấu ở Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát - Nghệ An; Chương trình giám sát thú linh trưởng VQG Phong Nha - Quảng Bình; Dự án giám sát quần thể voọc đầu trắng ở VQG Cát Bà - Hải Phòng; Dự án giám sát quần thể voọc mũi hếch tại KBT Nà Hang, Chạm Chu - Tuyên Quang, Khau Ca - Hà Giang…

Nhiều hoạt động bảo tồn loài tại chỗ được xây dựng và được Chính phủ phê duyệt như Đề án tổng thể bảo tồn voi ở Việt Nam giai đoạn 2013-2020; Chương trình quốc gia bảo vệ hổ giai đoạn 2014-2022; Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030…

Nhờ có các hoạt động bảo tồn tại chỗ mà số lượng cá thể một số loài linh trưởng tăng lên. Lúc thành lập, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình năm 2001, các nhà khoa học thống kê chỉ có 43 cá thể voọc mông trắng. Nhờ được bảo vệ tốt, quần thể voọc mông trắng ngày càng tăng về số lượng, năm 2010 thống kê có 110 cá thể và tới năm 2016 đã tăng lên khoảng 150 cá thể. Hiện nay có 7 đàn voọc mông trắng với khoảng 40 cá thể mới phát hiện ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hà Nam; hơn 500 cá thể voọc chà vá chân xám tại Konplon, Kon Tum và hơn 200 cá thể voọc xám đông dương tại Khu bảo tồn Xuân Liên, Thanh Hóa...

Ngoài nỗ lực bảo tồn tại chỗ, các hoạt động bảo tồn chuyển chỗ cũng được quy định và triển khai và nhờ có chính sách khuyến khích gây nuôi sinh sản các loài nguy cấp nên một số loài vẫn tồn tại và phát triển, điển hình là loài hươu sao đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam từ lâu nay đã được nghiên cứu gây nuôi; loài cá sấu nước ngọt đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao ngoài tự nhiên, đang được phục hồi nhờ chương trình tái thả lại tự nhiên tại VQG Cát Tiên; trăn đất và trăn gấm được gây nuôi sinh sản phổ biến ở các tỉnh phía Nam; rắn hổ mang: nhiều địa phương đã nuôi sinh trưởng, sinh sản thành công rắn hổ mang như ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.

Tiếp tục kiên định với mục tiêu bảo tồn

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu, Việt Nam vẫn tồn tại nhiều thách thức. Theo báo cáo đánh giá kết quả chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, một số vấn đề như du nhập các loài ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, tình trạng tội phạm về DVHD ngày càng phức tạp cũng như sự chia cắt, thu hẹp sinh cảnh và khai thác quá, trái phép tài nguyên rừng, biển tại nhiều khu vực chính là những nguyên nhân khiến đa dạng sinh học bị đe dọa. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý và các chính sách, pháp luật cũng còn có sự chồng chéo, bất cập cũng là hạn chế cần cải thiện.

Để có thể bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, Việt Nam vẫn phải tiếp tục kiên định với các mục tiêu bảo tồn tại chỗ, kết hợp với các giải pháp bảo tồn chuyển chỗ các loài nguy cấp; tăng cường thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách bảo tồn; nâng cao nhận thức về bảo tồn loài hoang dã và thay đổi thói quen để tiêu dùng bền vững, tránh tổn hại tới các loài và sinh cảnh của chúng; tiếp tục sửa đổi các quy định về bảo tồn lòai để tạo hành lang pháp lý toàn diện, thống nhất; huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác bảo tồn loài nói riêng và đa dạng sinh học nói chung…

Tin cùng chuyên mục

UBND TP cho biết để giải quyết việc xử lý rác thải, TP đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. (Ảnh: Văn Sơn)

Nhiều biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí Hà Nội

(PLVN) - Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị giao ban quý IV/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, TX theo hình thức trực tuyến để nghe báo cáo và thảo luận về một số chủ đề, trong đó có tăng cường triển khai các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí gắn với thực hiện kế hoạch làm sạch rác thải trên địa bàn TP hướng tới TP "sáng, xanh, sạch, đẹp".

Đọc thêm

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.