Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phục dựng Tết té nước của người Lào tỉnh Điện Biên

Đoàn người xin nước làm lễ só nặm phạ phốn (xin nước mưa) trước gia chủ. (Ảnh: Xuân Tư - TTXVN)
Đoàn người xin nước làm lễ só nặm phạ phốn (xin nước mưa) trước gia chủ. (Ảnh: Xuân Tư - TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống tạo nên một nền văn hóa vô cùng phong phú. Trong đó, Tết té nước của dân tộc Lào mang những nét văn hóa độc đáo.

Té nước cầu may

Lễ hội té nước hay còn gọi là Bun huột nặm để chào đón năm mới vào giữa tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội và cũng là tết truyền thống gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Lào ở Điện Biên, mang đậm triết lý nhân sinh.

Trong tiếng Lào, “Bun” có nghĩa là lễ hội hoặc tết, “huột” là té, “nặm” là nước. “Bun huột nặm” được hiểu là lễ hội té nước hoặc Tết té nước. “Bun huột nặm” có ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo trong năm cũ. Ngoài ý nghĩa đó thì lễ hội té nước còn mong muốn năm mới cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu cho mưa về tắm mát ruộng đồng, làm mềm đất rẫy để người dân tra hạt, muôn vật sinh sôi, phát triển; tẩy rửa những điều không may mắn của năm cũ, để bước sang một năm mới gặp nhiều may mắn cho các thành viên, các gia đình và cộng đồng.

Những ngày giữa tháng 4, từ sáng sớm, khi hoa gạo khoe sắc, những người Lào tại xã Na Sang I, huyện Điện Biên (Điện Biên) đã dậy chuẩn bị cho ngày Tết và chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, nô nức dự lễ hội té nước độc đáo. Họ tới nơi diễn ra các nghi thức cúng tế thần linh. Tại đây, thầy mo và những người cao tuổi trong bản sẽ thay mặt dân bản làm lễ cầu may mắn, bình an cho mọi người. Sau khi thực hiện lễ cúng, thầy mo và bà con dân bản mang theo lễ vật đến từng nhà trong bản để xin nước. Kết thúc phần xin nước thì đoàn người mang lễ vật ra bờ sông để cúng thần sông, thần suối cầu cho mùa mưa trở lại, bắt đầu một vụ mùa gieo trồng mới.

Tế lễ xong, các bà, các mẹ thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay cho người dân và du khách thập phương. Những sợi chỉ tay là lời cầu chúc may mắn, ấm no sẽ đến, đồng thời nó còn thể hiện thần linh, các thế lực siêu nhiên trong đời sống tâm linh dân tộc Lào sẽ bảo vệ, che chở cho người được buộc chỉ.

Sau khi kết thúc phần tế lễ buộc chỉ tay, người dân, du khách sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Lào gắn liền với các hoạt động sinh hoạt, sản xuất được hun đúc từ lâu đời như: chơi tấu phắc sá (rùa ấp trứng), ngù kin khiết (rắn bắt ngóe)… Sau đó, thầy mo sẽ dẫn đầu đoàn tế lễ, mang lễ vật đi các nhà trong bản để xin nước. Khi xin nước, đoàn người dẫn đầu là thầy mo sẽ đứng dưới nhà, đọc bài khấn; chủ nhà sẽ thay mặt, xin với thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tươi tốt, con người không ốm đau, bệnh tật. Khi đã đi hết các nhà trong bản, đoàn xin nước sẽ mang lễ vật ra suối xếp ra mâm, thầy mo sẽ mời thần trời, thần đất, thần suối về ăn tết, chứng giám cho người dân trong bản.

Với những nghi thức độc đáo và đặc sắc, năm 2017 Tết té nước của dân tộc Lào ở bản Na Sang đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình văn hóa truyền thống. “Lễ Khăm bản - Hội té nước” là lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời của bà con dân tộc Lào. Tháng 4/2024, sau rất nhiều năm bị lãng quên, năm nay, cấp uỷ, chính quyền xã Pa Thơm khôi phục lại “Lễ Khăm bản - Hội té nước” ở Pa Xa Lào”. Bà Vì Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND xã Pa Thơm, huyện Điện Biên chia sẻ với truyền thông: “Trong quá trình phát triển, bảo tồn văn hoá và cũng từ nguyện vọng của Nhân dân, năm nay đồng bào dân tộc Lào lần đầu tiên phục dựng lại “Lễ Khăm bản - Hội té nước” này. Không chỉ giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể, “Lễ Khăm bản” chắc chắn sẽ hấp dẫn và thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế”.

Định vị bản sắc du lịch Điện Biên

Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, du lịch của tỉnh Điện Biên đã định vị được hình ảnh và quảng bá thương hiệu. Năm 2023, tỉnh Điện Biên lần đầu tiên đạt mốc đón 1 triệu lượt du khách, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 107% kế hoạch năm; trong đó du khách quốc tế đạt 7.500 lượt.

Với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”, Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Định hướng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế dựa trên ba trụ cột du lịch lịch sử - tâm linh; du lịch bản sắc văn hóa dân tộc, khám phá cảnh quan thiên nhiên; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Trong Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, tỉnh Điện Biên phấn đấu đón trên 1,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 2.200 tỷ đồng.

Hiện, Điện Biên đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Điện Biên cũng chú trọng tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức của doanh nghiệp, người dân trong tham gia vào hoạt động du lịch, tạo cơ hội cho người dân làm chủ, đồng thời hưởng lợi từ tài nguyên văn hóa; gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch, bảo đảm an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra, Điện Biên cũng đang nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; bồi dưỡng kiến thức về giá trị các di sản văn hóa cho các đối tượng làm công tác du lịch; có chế độ đãi ngộ các nghệ nhân dân gian, già làng, trưởng bản; đội văn nghệ truyền thống của địa phương. Ngành văn hóa, du lịch kết hợp với các cơ sở giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp để bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về du lịch, kinh doanh lưu trú, nghiệp vụ thuyết minh du lịch; nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, người dân làm du lịch văn hóa...

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.