Phú Thọ: Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà - CTH bị tố “bức tử” môi trường

Nước thải lắng đọng đang được công ty lấp đất lên bề mặt nước thải
Nước thải lắng đọng đang được công ty lấp đất lên bề mặt nước thải
(PLVN) - Phản ánh với Báo PLVN, người dân cung cấp các chứng cứ là hình ảnh quay chụp thể hiện: Nước thải đen đặc xả trực tiếp ra môi trường được Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà – CTH (Phú Thọ) để lắng đọng sau đó xử lý bằng cách lấy đất lấp đi; các cột khói đen đặc quánh, bốc mù mịt cả một vùng khiến người dân tưởng hỏa hoạn... Tuy nhiên, phía Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà – CTH và chính quyền địa phương khẳng định những nội dung người dân tố là sai sự thật dù không đưa ra được các chứng cứ cũng như văn bản pháp lý khẳng định Công ty hoạt động đúng pháp luật...

Nước thải, khói bụi hành dân

Gần đây, Báo Pháp luật Việt Nam nhận được phản ánh của người dân tại khu 6 - 7, phường Thanh Vinh (Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) về việc Cty CP Gốm sứ Thanh Hà – CTH trong quá trình hoạt động liên tục xả nước thải đen kịt, ô nhiễm ra “bức tử” môi trường. Ngoài ra, Cty còn đốt dầu thải khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, nhà cửa, cây cối bị bụi bám dày đặc.

Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà - CTH
Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà - CTH 

Để xác minh những nội dung mà người dân phản ánh, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có mặt tại  hiện trường. Theo quan sát của PV, nước thải của Cty Gốm sứ Thanh Hà – CTH được thải trực tiếp ra môi trường, có màu đen kịt và đang được doanh nghiệp che  giấu bằng cách đổ đất lên trên bề mặt nước thải, khói thì đen kịt có mùi khét lẹt bủa vây khắp nhà máy và khu dân cư.

Trình bày với PV, ông Huy (ở khu 6, phường Thanh Vinh) bức xúc: “Cứ khoảng 2-3 ngày Cty đốt dầu thải một lần ngay bãi đất sát khu dân cư vào buổi tối, nhà nào mà vào giờ ăn cơm đều phải bỏ bữa vì mùi khét lẹt không thể chịu nổi, điển hình là ngày 21/2/2019 Cty đốt khói đen kịt bao trùm cả một vùng khiến người dân tưởng hỏa hoạn. Khi người dân gọi điện hỏi ông Sơn – Trưởng phòng hành chính của Cty thì được trả lời thản nhiên rằng đó là do công nhân nhóm lò?!

“Ngoài xả khói bụi ra môi trường, Cty Gốm sứ Thanh Hà – CHT còn ngang nhiên đổ dầu thải tràn ra ruộng, ao hồ của các hộ dân xung quanh. Chúng tôi ý kiến nhiều lắm rồi nhưng tình hình không chuyển biến gì”, ông Huy ngao ngán nói. 

Cùng quan điểm với ông Huy, ông Độ (khu 7, phường Thanh Vinh) cho biết: “Hồi tháng 8 - 9/2018 Cty còn đổ dầu thải làm tràn vào ao cá nhà tôi khiến cá chết hết. Gọi chính quyền vào thì Cty đền được cho 4 triệu đồng, chả thấm vào số tiền giống mà nhà tôi bỏ ra.”

Cũng theo các hộ dân, do bụi tro khói cao su bám đầy các nhà, hủy hoại cây cối, ruộng ao bị ô nhiễm nghiêm trọng, nên nhiều hộ dân trong khu đã phải bỏ nhà đi ở nơi khác! Đáng chú ý, dù Cty nhiều lần gây cháy nổ và có đơn của nhân dân, nhưng cứ như có sự báo trước, ngay trước khi đoàn kiểm tra đến, nhà máy lập tức ngừng hoạt động, ngừng đốt lò, đến khi đoàn kiểm tra về thì ngay buổi chiều, lò lại hoạt động và khói bụi tiếp tục gây ô nhiễm.

Dân kêu, chính quyền không biết?

Để tìm hiểu rõ thông tin người dân phường Thanh Vinh phản ánh, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Hà Quốc Khiên – Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Vinh (TX Phú Thọ).

Trao đổi với PV, ông Hà Quốc Khiên cho biết: “UBND phường không nhận được bất kỳ phản ánh nào của người dân về việc Cty Gốm sứ Thanh Hà xả thải gây ô nhiễm môi trường”. Theo ông Khiên, những phản ánh của người dân là không đúng, những năm gần đây Cty đã khắc phục được những tồn tại sau khi UBND tỉnh xử phạt vào tháng 9/2012. 

Khi PV hỏi về việc lý do tại sao người dân đã nhiều lần ý kiến lên UBND xã về việc xảy ra ngày 21/2/2019, sự việc khiến cả người dân phường Thanh Vinh xôn xao thì chính quyền xã tiếp tục phủ nhận cho rằng không nhận được bất cứ phản ánh nào?

Cột khói đen kịt, bụi dầy đặc bao trùm công ty và khu dân cư lân cận khiến người dân tưởng xảy ra hỏa hoạn
Cột khói đen kịt, bụi dầy đặc bao trùm công ty và khu dân cư lân cận khiến người dân tưởng xảy ra hỏa hoạn

Ông Khiên cho rằng có nắm qua được sự việc nhưng không phải do người dân có ý kiến, tuy nhiên cán bộ địa chính xã nắm được sự việc nhưng hôm nay đồng chí địa chính có việc gia đình nên xin nghỉ. Vì thế, xã không nắm rõ được cụ thể sự việc xảy ra ngày 21/2. 

Ông Kiều Quốc Minh – Giám đốc sản xuất Cty Gốm sứ Thanh Hà cho rằng: “Sự việc ngày 21/2 vừa qua người dân nói Cty đốt dầu thải là không đúng, mà do công nhân cắt téc cháy chứa dầu nên mới xảy ra sự việc như vậy. Ngay sau đó, chúng tôi còn gọi cả công an PCCC của TX Phú Thọ tuy nhiên do Cty dùng máy ủi lấp đất vào nên không sao. Ông Minh cho rằng do lãnh đạo đi vắng hết nên phải tiếp nhà báo thay chứ bản thân không phải là phát ngôn của Cty. 

Khi PV đề nghị ông Minh cung cấp các hồ sơ liên quan, ông Minh cho rằng, mọi giấy tờ của Cty đều do ông Sơn – Trưởng phòng tổ chức hành chính cầm, nên hẹn PV vào buổi làm việc khác sẽ cung cấp đầy đủ. 

Phát lộ nhiều sai phạm nghiêm trọng

Làm việc với  PV, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Trưởng phòng hành chính nhân sự, quản lý môi trường Cty CP Gốm sứ Thanh Hà – CTH khẳng định những phản ánh của người dân là không đúng sự thật. Đồng thời ông Sơn khẳng định, Cty có đầy đủ hồ sơ giấy tờ về giấy phép hoạt động, và đánh giá tác động môi trường. 

Tuy nhiên, khi PV đề nghị ông Sơn cung cấp, ông Sơn cho rằng: “Báo chí không đủ thẩm quyền yêu cầu. Cty chỉ cung cấp khi nào Sở TN&MT Phú Thọ yêu cầu còn báo chí muốn cung cấp hồ sơ giấy tờ gì thì xuống Sở TN&MT Phú Thọ họ cung cấp. Kể cả bộ, trung ương về nếu không có ý kiến của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ thì Cty cũng không cung cấp hồ sơ”, ông Sơn cho biết thêm. 

Bà Nguyễn Thị Hồng Lợi – Phụ trách môi trường của Phòng TN&MT TX Phú Thọ thì cho rằng: “Phòng không đủ thẩm quyền nên không có hồ sơ, kết quả quan trắc họ gửi trực tiếp xuống Sở TN&MT chứ không gửi giấy tờ gì cho chúng tôi. Vào tháng 6/2018, Sở TN&MT cùng Phòng TN&MT về kiểm tra và sau đó Cty không hoạt động chiết suất dầu FO nữa thì từ đó trở đi hoạt động của Cty không còn gây ô nhiễm môi trường".

Nếu báo chí không tin thì chiều nay tôi dẫn đồng chí lên đấy thực tế vì nhà tôi cách đó có 150m nhưng không thấy có hiện tượng như người dân phản ánh”- bà Lợi khẳng định. 

Về phía Sở TN&MT Phú Thọ, ông Nguyễn Vĩnh An – Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết: “Sự việc ngày 21/2/2019 chúng tôi cũng có nắm được thông tin qua Phòng TN &MT TX Phú Thọ nhưng lại thông tin là do công nhân của Cty cắt téc nên bị cháy và sau đó Cty gọi cảnh sát PCCC về xử lý. Về hồ sơ giấy tờ thì lúc đấy Phòng Tài nguyên nước có về kiểm tra tuy nhiên mọi chứng từ không thấy chuyển qua đây nên tôi không nắm được. Còn việc Cty dùng đất lấp lên phần nước thải như thế là chưa được, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại”.

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ hồi tháng 8/2018 đã phát hiện ra nhiều vi phạm trong việc bảo vệ môi trường của Cty CTH, tuy nhiên đến nay những vi phạm không được khắc phục
Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ hồi tháng 8/2018 đã phát hiện ra nhiều vi phạm trong việc bảo vệ môi trường của Cty CTH, tuy nhiên đến nay những vi phạm không được khắc phục 

Quá trình làm việc, ông An cũng không cung cấp được bất kỳ hồ sơ giấy tờ gì cho bên báo chí và hứa sẽ cung cấp sau. Tuy nhiên, suốt gần 2 tháng qua phía Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ vẫn im lặng, không hề hồi âm cho Báo Pháp luật Việt Nam!? Điều này cho thấy sự hoài nghi của dư luận về việc Cty đang hoạt động không tuân thủ pháp luật nhưng lại được sự hậu thuẫn từ các cấp chính quyền địa phương là có căn cứ! 

Qua tìm hiểu, PV được biết: Theo quyết định số 2409/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ký ngày 20/9/2018 việc phê duyệt Báo cáo tác động môi trường của dự án: “Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp CTH – Thanh Hà” tại Khu 6, phường Thanh Vinh, TX Phú Thọ của Cty CP Gốm sứ Thanh Hà - CTH phải thực hiện những yêu cầu chất thải rắn phải được thu gọn, thu giữ và xử lý heo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan. Xử lý triệt để các chất thải tồn tại từ trước.

Tuy nhiên, thực tế thì phía Cty lại ngang nhiên xử lý chất thải bằng hình thức mang tính đối phó là lấp đất lên vùng dầu thải đã đọng lại ở quanh khu vực nhà máy và khu xử lý nước thải thay vì phải nạo vét đi và xử lý triệt để. Điều này cho thấy nguy cơ ô nhiễm về mạch nước ngầm khá cao, việc môi trường bị bức tử là rõ ràng. 

Từ những phân tích trên, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, Sở TN&MT cùng các đơn vị có liên quan có biện pháp xử lý triệt để, đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân khu vực quanh nhà máy và quan trọng hơn để Cty hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.