Phụ nữ vùng cao: Nỗ lực vượt khỏi “hàng gai thép”

 Cuộc sống của nhiều phụ nữ miền núi khổ sở bởi những hủ tục lạc hậu.
Cuộc sống của nhiều phụ nữ miền núi khổ sở bởi những hủ tục lạc hậu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc sống của những người phụ nữ vùng cao chưa bao giờ là dễ dàng bởi những trói buộc vô hình của sự nghèo khổ và định kiến bao đời nay vẫn chưa thể xóa nhòa. Vượt lên tất cả, vẫn có những người phụ nữ mạnh mẽ dám khẳng định mình, kiêu hãnh với cuộc sống dù còn nhiều gian lao.

Bất hạnh từ cuộc sống “méo mó”

Trong báo cáo “Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số Việt Nam 2019” cho thấy, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số lại bị kiểm soát hành vi và bạo lực kinh tế cao hơn so với mức chung của cả nước và phụ nữ dân tộc Kinh. Đáng nói, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tin rằng mình không bị bạo lực nhiều như phụ nữ Kinh và có xu hướng chấp nhận việc bị bạo lực bởi chồng/bạn tình. Rõ ràng, dù cuộc sống của phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay đã cải thiện hơn rất nhiều nhưng những mặt tối của hủ tục vẫn còn tồn tại, hằn sâu trong tiềm thức của những người phụ nữ vùng cao.

Chẳng hiếm thấy những phận phụ nữ oằn mình chống chịu với những hủ tục hà khắc, áp đặt lên số phận họ và duy trì từ bao đời. Xưa nay người ta vẫn thường nhắc đến hủ tục như một phép tắc bất dịch và khi cố thay đổi lại gặp phải lẽ “phép vua thua lệ làng”. Bởi vậy, họ vẫn quẩn quanh trong xó bếp, nương rẫy mà chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ cố vượt ra khỏi thân phận ấy.

Chẳng hạn, theo lý cũ của người Hà Nhì, con dâu không được ngồi ăn chung mâm với những người đàn ông vai trên của chồng như bố, chú, bác, anh chồng. Nếu ăn chung mâm thì không được ngồi ghế, mà phải ngồi xổm hoặc đứng ăn cơm, thức ăn cũng để riêng. Khi chỉ có bố chồng và con dâu thì mỗi người ăn riêng một mâm, cách nhau bức tường đất không ai nhìn thấy ai. Có người dân kể lại, ngày trước, đi bộ đội xa nhà, mỗi lần về phép muốn ăn bữa cơm với vợ cũng khó, vì bố mẹ không cho phép con dâu ngồi cùng mâm. Hủ tục quá lạc hậu, bất công với phụ nữ, nên khi ra ở riêng và có con, nhiều gia đình đã bỏ đi những hủ tục này.

Làm mẹ vốn là thiên chức cao cả được trao cho người phụ nữ. Trong khi nhiều nền văn minh trên thế giới và trong ngay cả sự phát triển của xã hội luôn dành sự trân trọng, yêu thương, che chở và bảo vệ cho những người phụ nữ sắp sửa trở thành mẹ thì ở những vùng dân tộc thiểu số, điều này lại ngược lại. Trong suốt thời gian mang thai và hậu sản, nhiều phụ nữ vùng cao phải chịu cảnh sống chui lủi trong những chiếc lán tạm bợ, có khi được cải tạo lại từ những chuồng gia súc. Không vật chất, không thiết bị y tế, không người chăm sóc, đỡ đần, với họ cuộc vượt cạn khốn khổ hơn bao giờ hết.

Tại Lào Cai, em Sần Lò B. vốn là thiếu nữ Hà Nhì xinh đẹp, hiền dịu, nhưng từ khi lấy chồng cô đã phải trải qua những tháng ngày đau khổ. Sau khi chia tay chồng thứ nhất, B. ngỡ đã tìm được hạnh phúc khi “đi bước nữa”. Nhưng người chồng thứ hai cũng thường xuyên say rượu, đánh đập, chửi bới B., rồi bỏ đi với người khác khi B. mang thai được 5 tháng. Tuy B. không bị làng phạt vạ nhưng cô vẫn buộc phải ra lán ngoài làng để sinh con. “Ngày em sinh con trời mưa cả tuần, lán thì không có điện, em đau lắm nhưng không biết nhờ ai, chỉ có mẹ đẻ đến đưa cơm, nấu cháo, giúp em vượt cạn. Thật may hai mẹ con đều an toàn” - B. ôm con nhỏ nhớ lại, câu nói nghẹn ngào, đôi mắt đỏ hoe…

Những người phụ nữ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nghèo đói, đông con.

Những người phụ nữ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nghèo đói, đông con.

Tảo hôn – một hủ tục lạc hậu khác xưa nay vẫn còn duy trì tại nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được nhiều người biết đến. Những bé gái 14, 15 tuổi non nớt, ngây thơ, cơ thể chưa hoàn thiện đã sớm “nên vợ, nên chồng” với những chàng thiếu niên cũng chập chững vào tuổi dậy thì, thành mẹ trẻ con. Cảnh tảo hôn sớm liên tiếp qua nhiều thế hệ, các cặp vợ chồng, con cái sẽ được xây những căn nhà nhỏ 30 - 40m2 để cho ra ở riêng. Những căn nhà nhỏ trên bản vùng cao lúc nào cũng thừa tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng cằn nhằn của những đứa bé làm mẹ. Cứ đà ấy, qua hơn 10 năm thì những thế hệ tiếp theo lại ra đời.

Có những người phụ nữ cố gắng vùng vẫy vượt ra khỏi “hàng thép gai” quấn lấy thân phận họ ngay từ những ngày sinh ra, cũng có người chấp nhận cảnh sống chung với những hủ tục, cũng chưa từng nghĩ một ngày sẽ vượt ra khỏi những rường cột xã hội khắt khe đó. Điểm chung của họ đều là nạn nhân của sự đói nghèo và lạc hậu. Chúng cứ bám lấy họ, quấn chặt cuộc sống người phụ nữ như màn sương giăng mắc trên miền non cao.

Nỗ lực vượt ra khỏi “dây chằng”

Hiểu để đẩy lùi sự lạc hậu, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho chị em miền núi chỉ có cách xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số nỗ lực vượt lên số phận và định kiến.

Bí thư Chi bộ Trương Thị Luôn (dân tộc Xơ Đăng), “người đàn bà thép” của huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) là người đã kiên cường vượt lên, đi ngược lại với những hủ tục, ràng buộc bao đời nay, tiên phong trong những cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân tộc thiểu số vùng cao. Dù mạnh mẽ, trong những nữ cán bộ miền núi ấy vẫn có niềm riêng khi “dám” chống lại với nếp nghĩ cũ của cộng đồng, thậm chí nếp nghĩ đó có thể là những hủ tục cay nghiệt tồn tại suốt hàng trăm năm. “Mình quyết tâm phải làm thay đổi cuộc sống của dân làng, nên dù khó đến mấy cũng không bỏ cuộc. Bắt đầu từ bản thân mình, mình tiên phong dời đi, làm nhà trước để dân làng thấy được cái lợi, cái ích mà theo chủ trương di dân, ổn định cuộc sống”, chị Luôn trải lòng. Dặm dài theo từng câu chuyện của cô gái Xơ Đăng là hành trình “vực dậy” với những cuộc dân vận không mệt mỏi, ghi dấu ấn về cuộc đổi đời của dân làng Cheng Tông, lần lượt bằng các quy ước “Xóa nạn tảo hôn”; “Cộng đồng Xơ Đăng không vi phạm pháp luật”.

Nhiều phụ nữ đã nỗ lực vượt lên số phận, bước qua hủ tục lạc hậu để tiếp cận tri thức văn minh, hiện đại.

Nhiều phụ nữ đã nỗ lực vượt lên số phận, bước qua hủ tục lạc hậu để tiếp cận tri thức văn minh, hiện đại.

Với cuộc sống của phụ nữ Hà Nhì ở Lào Cai, muốn cải tạo hủ tục bền vững trước hết cần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào Hà Nhì. Vì thế, nhiều phụ nữ đồng bào Hà Nhì đã đưa vào trồng một số loại cây mới như lê Tai nung, đương quy, khoai tây, tỏi; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới giúp đời sống đồng bào dân tộc thiểu số thêm văn minh, tiến bộ.

Cũng mang ước vọng cho những miền non cao khởi sắc, nhiều phụ nữ đã có những cống hiến to lớn, đóng góp vào công cuộc xây làng lập xóm, đưa nông thôn mới về miền cao. Làng Achoong (huyện Tây Giang, Quảng Nam) trong cuộc di cư lớn đã dừng lại khi được chính bà Amế Chín, 66 tuổi hiến đất để xây làng. Không chỉ ngôi làng này mà toàn bộ diện tích đất khoảng 30.000m2 phủ rộng cả trung tâm xã, trạm y tế, trường học đều do Amế Chín hiến tặng, với ước vọng cho miền non cao khởi sắc, góp sức trong công cuộc xoá bỏ tình trạng du canh, du cư. Được hỏi rằng hiến đất rồi, có tiếc không, bà trả lời rằng: “Ôi, tiếc gì đâu con. Đất nhiều cũng để làm gì đâu. Hiến đất cũng là để có được nơi ở mới ổn định cho con cháu, cho dân làng sau này. Nếu còn, cũng sẽ hiến để mở rộng thêm không gian làng. Thời Amế đã khổ rồi, bây giờ phải khác xưa chứ! Amế muốn người dân có một cuộc sống ổn định, không phải chịu cảnh lang bạt nay đây, mai đó cùng với nỗi lo núi lở nữa”.

Vẫn là khuôn mặt hằn lên những dấu vết thời gian, những nhọc nhằn của cuộc sống nơi vùng cao nhưng người phụ nữ ấy mang trong mình tinh thần vươn lên, tư duy mới, tiến bộ và hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.