Phụ nữ vùng cao làm tốt công tác bảo vệ môi trường

Phụ nữ Mường Nhé “biến rác thành tiền”. (Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường)
Phụ nữ Mường Nhé “biến rác thành tiền”. (Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng trở thành nhân tố tích cực và lực lượng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Lan tỏa các mô hình giảm rác thải

Mô hình thu gom phế liệu “Biến rác thải thành tiền” đã được phát động, thực hiện ở nhiều địa phương vùng cao. Tại tỉnh Điện Biên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé đã xây dựng mô hình này tại 22 chi hội trong toàn huyện. Mô hình “Biến rác thải thành tiền” được Chi hội phụ nữ bản Mường Nhé mới, xã Mường Nhé triển khai thí điểm lần đầu tiên vào tháng 6/2022.

Theo đó, rác thải sinh hoạt được các hội viên phân loại tại nhà, hàng tháng lại tập trung những loại có thể tái chế bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Sau một thời gian thực hiện, phụ nữ bản Mường Nhé dần dần hình thành các thói quen thu gom, phân loại phế liệu, rác thải. Không chỉ góp phần giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường sống, nguồn thu từ bán phế liệu có thể đóng góp gây quỹ để hỗ trợ các hội viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong bản.

Đáng nói, sau một thời gian triển khai, từ mô hình điểm tại một bản, hiện Hội LHPN huyện Mường Nhé đã nhân rộng mô hình ra 22 chi hội, tại 9/11 xã trong toàn huyện, hướng tới tiếp tục lan toả hoạt động ý nghĩa, thiết thực này ra toàn huyện. Đặc biệt, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện cũng tính đến vấn đề, tại một số xã còn khó khăn như Huổi Lếch, Nậm Vì… số lượng phế liệu ít, người đến thu mua cũng không đều nên triển khai mô hình sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các xã khác. Do đó cần giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập để mô hình có thể hoạt động hiệu quả ở các xã này.

Tại Nam Đông - một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, với số lượng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 45% dân số toàn huyện như Cơ Tu, Tà Ôi, Pacô, Pahy, Vân Kiều, Mường... - Hội LHPN huyện cũng nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp trong cuộc sống cộng đồng, nhất là đối với phụ nữ. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được triển khai, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, trong đó có mô hình “Biến rác thành tiền” tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đơn cử, Hội LHPN xã Hương Phú đã triển khai thực hiện phong trào “Biến rác thành tiền” gắn với các mô hình “Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, thu hút đông đảo hội viên tham gia cùng nhiều ý tưởng sáng tạo. Đối với rác vô cơ, những vật dụng bỏ đi của gia đình như vỏ chai nước ngọt, nước mắm, dầu ăn, thùng giấy, thau nhựa hỏng… đều được các chị em thu gom, phân loại mỗi ngày để sau đó đem bán. Tiền bán được, mọi người góp vào để hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn.

Đối với rác hữu cơ như thức ăn thừa, rau, củ, quả, lá cây… các chị em thu gom, đem ủ phân bón cho vườn rau, cây ăn trái, hoa cảnh. Điều quan trọng nhất của mô hình này là nâng cao kiến thức về phân loại, xử lý rác, giữ gìn vệ sinh cho phụ nữ vùng cao, góp phần thay đổi thói quan vứt rác bừa bãi của các hộ gia đình, nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường.

Phụ nữ huyện Nam Đông dọn dẹp môi trường. (Nguồn: Sở VHTT Thừa Thiên Huế)

Phụ nữ huyện Nam Đông dọn dẹp môi trường. (Nguồn: Sở VHTT Thừa Thiên Huế)

Bên cạnh mô hình “Biến rác thành tiền”, phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Nam Đông còn tích cực tham gia nhiều mô hình bảo vệ môi trường trong nhiều năm qua. Ví dụ, sáng kiến “Ngày Chủ nhật xanh” đã không chỉ dừng lại ở phong trào mà đã trở thành thói quen, nếp sống đẹp. Đó là vào Chủ nhật hàng tuần, cán bộ, người dân, từ người lớn đến trẻ em các xã trên địa bàn huyện cùng nhau dọn dẹp vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm, vỉa hè, lòng lề đường, chỉnh trang hàng rào, trồng hoa dọc các tuyến đường chính trong xã, tạo môi trường trong lành. Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện còn tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về phân loại và xử lý rác, giảm thiểu rác thải nhựa cho các cán bộ, đoàn viên thanh niên, phụ nữ.

Đáng chú ý là mô hình điểm “Phụ nữ sống xanh” đã được triển khai tại 2 xã Hương Sơn và Hương Xuân, nhằm đánh giá tính hiệu quả trong việc phân loại, xử lý rác thân thiện với môi trường góp phần lan tỏa, nhân rộng trên toàn huyện. Kể từ khi ra mắt mô hình, phụ nữ Hương Xuân đã tích cực vận động các đơn vị hội tổ chức phân loại rác tại nhà, các loại rác hữu cơ chị em đào hố chôn lấp, còn rác hữu cơ gom lại để đội thu gom rác vận chuyển đến bãi tập kết. Sau bão lụt, chị em phụ nữ còn chủ động tham gia làm vệ sinh môi trường trên địa bàn đơn vị của mình như vớt bèo, rác khơi thông dòng chảy làm sạch đường làng ngõ xóm.

Kết hợp nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường

Những năm qua, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hội LHPN xã Kdang, huyện Đak Đoa, bắt đầu tổ chức cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại làng Rkhương Tleo từ năm 2014, sau đó nhân rộng ra toàn xã. Đến nay, định kỳ mỗi tháng hoặc 2 tháng 1 lần, các chi hội tổ chức cho hội viên tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; tham gia trồng và chăm sóc con đường hoa, hàng rào xanh, hỗ trợ nhau di dời chuồng trại ra xa nhà ở, làm chuồng trại, nhà vệ sinh, đào hố rác.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa” vào đầu tháng 7/2021 ở là Phung. Hội đã tặng gùi cho các thành viên CLB, vận động chị em sử dụng khi đi chợ, dùng hộp nhựa đựng thịt, cá, dùng lá chuối gói rau. Hoạt động này góp phần hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, nhất là túi nylon, tại các địa phương miền núi, giảm thiểu xả rác nhựa ra môi trường. Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông” cũng là một trong những sáng kiến bảo vệ môi trường của các chi hội phụ nữ xã Ayun, huyện Chư Sê. Hoạt động này góp phần tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sống tự nhiên.

Phụ nữ miền núi ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ môi trường. (Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)

Phụ nữ miền núi ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ môi trường. (Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)

Mặt khác, đối với công tác bảo vệ rừng, phụ nữ vừa là đối tượng bị ảnh hưởng nhưng cũng là nhân tố tích cực đóng góp vào ngăn chặn, phòng chống các các hành vi xâm hại rừng. Điển hình là mô hình “Phụ nữ chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng” do Ban Chấp hành Hội Phụ nữ xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng xây dựng, từ năm 2013. Điểm đặc biệt của mô hình này là phát huy hiệu quả vai trò của phụ nữ trong các gia đình - người vợ, người mẹ - để vận động chồng, khuyên, ngăn con cái… không tham gia các hoạt động tàn phá rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng như bảo vệ môi trường sống và sinh kế của chính mình.

Sau khi thành lập, phụ nữ đã chủ động xây dựng quy chế hoạt động được toàn thể các hội viên góp ý, thống nhất. Mô hình hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không vì lợi ích cá nhân của một ai, tham gia vì lợi ích chung của cộng đồng. Các thành viên hoạt động theo kế hoạch được xây dựng hàng tháng, hàng quý mục đích lồng ghép để tuyên truyền bảo vệ rừng trong các cuộc họp thôn, sinh hoạt tổ định kỳ, đột xuất…

Đáng nói, việc tuyên truyền, vận động bà con tham gia bảo vệ rừng, không xâm hại rừng… là công việc hết sức vất vả, ngay cả đối với chính các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chứ chưa nói đến các chị em phụ nữ vùng cao. Hoạt động này cần sự đồng lòng, kiên trì, bền bỉ, quyết tâm vượt khó, với mục đích cảm hoá cũng cũng như hướng mọi người đến với nét văn hóa và truyền thống của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng, từng bước xây dựng cộng đồng địa phương là “tấm lá chắn thép”, là “tai mắt”, là lực lượng chính trong tất cả các hoạt động nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng, dẫn đến suy thoái rừng, mất rừng.

Có thể thấy, cho đến hiện tại, ngày càng nhiều sáng kiến hay về bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm và thực hiện tại các địa phương miền núi, trong đó phụ nữ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, quan trọng.

Hiện nay, ở phạm vi quốc gia và quốc tế, giới và môi trường đã trở thành những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo đó, lồng ghép giới trong các chính sách môi trường cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt mục tiêu “kép”: bình đẳng giới và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cũng trên tinh thần này, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ giải pháp “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, quyền trẻ em trong lĩnh vực môi trường; tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường”.

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.