Phụ nữ vùng cao đón niềm vui từ “luồng gió” Dự án 8

Chị Lường Thị Thanh Thủy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu, Sơn La chia sẻ tại hội nghị biểu dương kinh nghiệm vận động hội viên phụ nữ tham gia thực hiện xây dựng các sản phẩm OCOP. (Ảnh trong bài: PV).
Chị Lường Thị Thanh Thủy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu, Sơn La chia sẻ tại hội nghị biểu dương kinh nghiệm vận động hội viên phụ nữ tham gia thực hiện xây dựng các sản phẩm OCOP. (Ảnh trong bài: PV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhận định trên không hề quá, bởi trong thời gian qua, việc triển khai Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã có tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Những “bông hoa” đổi thay bừng nở

Kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, ngày 8/10 vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức biểu dương 102 Chủ tịch Hội LHPN cấp huyện tiêu biểu toàn quốc. Đây là những điển hình có thành tích xuất sắc không những góp phần xây dựng tổ chức Hội LHPN Việt Nam vững mạnh, mà còn góp phần đưa hơi mát của “luồng gió” Dự án 8 đến với phụ nữ các vùng miền, trong đó có phụ nữ vùng cao.

Chia sẻ tại lễ biểu dương, kể lại câu chuyện xây dựng các sản phẩm OCOP, chị Lường Thị Thanh Thủy - Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thuận Châu, Sơn La cho biết, là một địa phương có thế mạnh về chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, chị Lường Thị Thanh Thủy đã cùng với hội LHPN các cấp có nhiều cách thức triển khai, đồng hành cùng các xã vận động hội viên phụ nữ tham gia thực hiện xây dựng các sản phẩm OCOP, phát huy tài nguyên bản địa nông sản xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện tốt việc này, Hội LHPN huyện Thuận Châu đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tập huấn, chuyển giao công nghệ khoa học kĩ thuật để hướng dẫn cho chị em có cách làm sáng tạo trong việc thực hiện và xây dựng các mô hình kinh tế, các tổ hợp tác và hợp tác xã do chị em tham gia quản lý, điều hành. Từ đó tạo cơ hội việc làm cho chị em phụ nữ và nâng tầm sản phẩm của địa phương.

Được biết, ở huyện Thuận Châu có 31,6% hội viên Hội Phụ nữ thuộc hộ nghèo. Nhằm nâng cao đời sống cho hội viên, Ban Chấp hành Hội LHPN huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hội viên; nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cho hội viên vay vốn đầu tư sản xuất... Từ năm 2021 đến nay, Hội Phụ nữ huyện giúp đỡ 636 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp 58 hội viên vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, trong đó 46 gia đình hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, từ khi thực hiện Dự án 8, Hội Phụ nữ huyện Đồng Văn đã phối hợp với chính quyền 19 xã, thị trấn thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng. Đến nay, toàn huyện đã thành lập được hơn 400 Tổ, tuyên truyền được trên 1.000 buổi tại các thôn, bản. Nội dung tuyên truyền, trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và người có uy tín trong cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị… Thông qua các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Từ những nỗ lực này, Hợp tác xã (HTX) Lanh Trắng tại Sà Phìn Đồng Văn sau 7 năm hình thành đã thành lập được 7 tổ hợp tác, 2 tổ trong số đó đạt được giải phụ nữ khởi nghiệp (trong số 24 ứng viên được trao giải Khuyến khích tại tại Lễ trao giải chung kết toàn quốc cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” ngày 12/10/2024 có chị Vừ Thị Hà với Dự án Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm thôn Vần Chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Trao đổi với phóng viên tại bên lề lễ trao giải, chị Vàng Thị Cầu - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đồng Văn cho biết: “Có thể khẳng định HTX và các tổ hợp tác đã góp phần hạn chế tối đa bạo lực gia đình; phụ nữ đi lao động trái phép sang Trung Quốc, rơi vào đường dây mua bán người; giảm hộ nghèo ở địa phương. Khi phụ nữ có việc làm, có thu nhập ổn định, có tiếng nói trong gia đình thì bạo lực gia đình sẽ giảm rất nhiều”. Cũng theo chị Vàng Thị Cầu, HTX đang phát triển ổn định, thu nhập trung bình của các thành viên là từ 9 - 10 triệu/tháng. Hàng năm thường xuyên có từ 4 - 10 lớp dạy nghề được mở cho thành viên HTX…

Xác định rõ vấn đề xã hội cấp thiết đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em

Chị Vàng Thị Cầu và Vừ Thị Hà với Dự án Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm thôn Vần Chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đạt Giải Khuyến khích cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp”.

Chị Vàng Thị Cầu và Vừ Thị Hà với Dự án Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm thôn Vần Chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đạt Giải Khuyến khích cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp”.

Theo báo cáo của Hội LHPN Việt Nam, trong thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 đã đạt được kết quả tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội đã tập trung xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, định hướng hoạt động trọng tâm năm 2024 và tập trung hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc trong quá trình xây dựng kế hoạch. Đồng thời, phát huy được vai trò, sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan phối hợp chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ cụ thể của Dự án gắn với chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực triển khai, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, mô hình cốt lõi của Dự án; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi với nhiều hình thức phong phú, một số hoạt động được tổ chức với quy mô cấp toàn quốc/vùng miền.

Đặc biệt, đã tập trung triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng các mô hình, hoạt động tại địa bàn chỉ đạo điểm, với 6 lớp tập huấn, 9 cuộc truyền thông/giao lưu tại các tỉnh Quảng Bình, Bình Phước, Thanh Hóa, Điện Biên. Tập trung đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động tại địa bàn chỉ đạo điểm Dự án cấp Trung ương.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Trưởng Ban điều hành Dự án 8 cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, các tỉnh, thành đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu của Dự án, một số chỉ tiêu của dự án vượt so với kế hoạch, tiêu biểu như củng cố/thành lập mới “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”, “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”; nhiều tỉnh đã đạt và vượt một số chỉ tiêu của dự án. Đặc biệt, Hội LHPN 10 tỉnh, thành phố tự chủ ngân sách đã tổ chức nhiều hoạt động, đạt được những con số ấn tượng về chỉ tiêu của dự án.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, các hoạt động của Dự án 8 bước đầu đã có tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, phát huy hiệu quả vai trò, sự tham gia của những người có uy tín tại cộng đồng, trưởng thôn, bản trong thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc triển khai Dự án vẫn còn gặp những hạn chế, vướng mắc nhất định. Trong đó có thể kể đến như: công tác phối hợp giữa Hội LHPN tỉnh với các sở, ngành có nơi chưa chặt chẽ, còn lúng túng. Một số chỉ tiêu, hoạt động của Dự án khó thực hiện, như hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số và mô hình hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân mua bán người trở về khó thực hiện do không có, hoặc có ít đối tượng; mô hình Tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản không thực hiện được do vướng quy định…

Đề việc triển khai Dự án đạt được kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền đề nghị Hội LHPN các tỉnh, thành cần tiếp tục chủ động đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 giai đoạn 1. Bên cạnh đó, cần chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện Dự án tại địa phương. Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện Dự án 8, phát hiện các vấn đề phát sinh tại các cấp để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ, đôn đốc tiến độ triển khai. Đồng thời, phối hợp với Trung ương Hội tiến hành đánh giá một số nội dung của Dự án 8 và rà soát, xác định các vấn đề xã hội cấp thiết đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em làm cơ sở đề xuất nội dung, giải pháp thực hiện Dự án giai đoạn tiếp theo…

Dự án 8 không chỉ đổi thay những cuộc đời phụ nữ mà còn nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống cho cả trẻ em. Tại huyện Minh Hóa, Quảng Bình, tuy Dự án 8 mới được triển khai trên địa bàn hơn 2 năm qua, nhưng em Hồ Minh Tiến, học sinh lớp 9, Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Dân Hóa (Minh Hóa) từ một cậu bé nhút nhát, rụt rè đã trở thành một học sinh năng động, tích cực, hoạt bát.

Theo chị Hồ Thị Khuynh - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Y Leng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự đổi thay” của bản, thành công này bắt đầu từ khi Hồ Minh Tiến tham gia hoạt động tại CLB. Với sự hỗ trợ tích cực từ Dự án 8, CLB được thành lập năm 2023 với 22 thành viên, độ tuổi chủ yếu từ 10 - 14. Các em tham gia sinh hoạt CLB với nhiều hoạt động bổ ích, ý nghĩa. Hàng tháng, CLB “Thủ lĩnh của sự đổi thay” bản Y Leng sinh hoạt một lần với nhiều hoạt động phong phú, từ trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan cho đến các trò chơi lồng ghép, sáng tạo… Từ đó, giúp các em biết lên tiếng tự bảo vệ bản thân và tự tin, bản lĩnh để thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm trong cuộc sống; dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu không còn phù hợp trong đời sống của đồng bào DTTS tại địa phương. Không chỉ riêng Hồ Minh Tiến, nhiều thành viên của CLB khi tham gia sinh hoạt đã tự tin chia sẻ ý kiến, trao đổi, đồng cảm và vượt qua các khó khăn, thử thách trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày. Hiện, Minh Hóa duy trì 4 CLB “Thủ lĩnh của sự đổi thay”, góp phần mang lại diện mạo mới cho trẻ em vùng cao, giúp các em vững bước, tự tin trên con đường chinh phục tri thức, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.

Đọc thêm

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'
(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.