Phụ nữ Việt ngày càng yêu áo dài

Phụ nữ Sài Gòn xúng xính áo dài truyền thống xuống phố.
Phụ nữ Sài Gòn xúng xính áo dài truyền thống xuống phố.
(PLO) - Kể từ lúc ra đời cho đến nay, tà áo dài Việt Nam đã đi qua rất nhiều chặng đường, nhiều thay đổi, nhưng áo dài vẫn luôn giữ sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt. Và sau nhiều biến đổi qua từng thời đại, giờ đây, áo dài Việt đang quay về với vẻ đẹp truyền thống của mình. 

Áo dài Việt hoá ra... rất đẹp!

Những ngày lễ hội Áo dài tại TP HCM, thành phố như đang chìm đắm trong muôn sắc màu của áo dài. Năm nay, không gian của lễ hội được mở ra vô cùng rộng, lễ hội không chỉ diễn ra ở nhiều địa điểm, không gian công cộng khác nhau như Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Sinh viên, hệ thống các Bảo tàng trên địa bàn thành phố... mà thực chất đã lan toả khắp thành phố.

Áo dài được các đại sứ, những người đẹp, các nghệ sĩ mặc trên sân khấu biểu diễn trong đêm khai mạc. Áo dài trong tranh ảnh, áo dài được trưng bày trong bảo tàng, áo dài hiện diện trong các cuộc thi... Cạnh đó, một số trường học ở TP HCM cũng hưởng ứng lễ hội áo dài bằng cách tổ chức buổi lễ hướng về áo dài Việt. Áo dài xuất hiện tại các công sở ở TP HCM trong suốt tháng 3. Rồi buổi đi bộ đồng hành với trang phục áo dài của hơn 3.000 người, gồm các nghệ sĩ, người nổi tiếng và người dân đã tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp, đậm nét văn hoá Việt.

Những ngày này, áo dài có mặt ở khắp Sài Gòn. Đến khu vực trung tâm thành phố, có thể dễ dàng thấy hình ảnh nhiều người phụ nữ xúng xính với áo dài, đơn giản là đi để đi dạo phố, đi mua sắm, thưởng thức cafe hay để... tạo dáng, chụp ảnh. Nếu là cách đây vài năm, hình ảnh này có lẽ rất hiếm hoi. Nhiều người từng nhớ và nuối tiếc về một Sài Gòn xưa, khi mà áo dài là một trang phục được ưa chuộng không kém gì váy áo, được phụ nữ Việt diện ra đường mỗi ngày. Giờ đây, dường như thời hoàng kim của áo dài Việt đang trở lại, và phụ nữ Việt ngày càng nhận ra, tà áo dài không chỉ mang một giá trị truyền thống của trang phục dân tộc mà nó còn giúp họ tôn vinh vẻ đẹp nữ tính của bản thân. Đó cũng là lý do khiến ngày càng nhiều người trẻ quay lại với áo dài Việt.

Lưu Nữ Kim Chi, 25 tuổi, nhân viên một công ty truyền thông, sự kiện có trụ sở tại toà nhà Bitexco, TP HCM chia sẻ, là một cô gái hiện đại, trước kia, cô chưa bao giờ nghĩ đến việc mặc áo dài xuống phố, diện áo dài trong đời sống hàng ngày. Nhưng từ Tết năm nay, Kim Chi bắt đầu nhìn nhận lại và cảm thấy áo dài Việt hoá ra rất đẹp. Trước Tết và trước lễ hội áo dài, trên mạng xã hội, chị em phụ nữ đã tạo ra một làn sóng hào hứng khi rủ nhau cùng đi may áo dài diện Tết, áo dài xuống phố hưởng ứng lễ hội. Thậm chí, nhiều hội nhóm còn được lập ra để chị em chia sẻ cùng nhau, thanh lý áo dài không mặc vừa, hướng dẫn cách chọn vải, chọn kiểu, mách nhau thợ may áo dài đẹp... Lần đầu tiên trong đời, Kim Chi đã rủ bạn bè đi chọn vải may một chiếc áo dài để... làm một bộ ảnh thanh xuân. 

Rời xa phản cảm, về với giá trị đích thực

Trong vài chục năm qua, chiếc áo dài đã đi qua rất nhiều thăng trầm, nhiều biến đổi. Từ những chiếc áo dài không chít eo, vạt ngắn tới đầu gối, rồi áo dài mặc với quần đen, áo dài chít hông khoét cổ, cho tới áo dài cách tân hiện nay, để thấy sự sáng tạo của phụ nữ Việt trên trang phục truyền thống của mình. 

Đã có những thời điểm, áo dài Việt gần như biến mất khỏi đời sống hàng ngày, chỉ là một trang phục được mặc theo quy định của trường học, của công sở. Có những thời điểm, áo dài Việt bị biến tấu đến mức khiến những người yêu áo dài phải thảng thốt trước mối lo tà áo truyền thống bị lai căng, biến chất. Đó là khi áo dài Việt được cách tân với cổ khoét rộng lộ cả xương vai, hay khoét sâu để nhiều chị em khoe ngực. Hay được may bằng loại vải mỏng manh, trong suốt nhìn thấu bên trong.

Áo dài cũng có khi bị “phá cách” với những hoạ tiết khiến người ta ngộ nhận là... sườn xám, hoặc một loại trang phục của người Hoa. Có cả thời điểm, người ta thấy áo dài được may với tay ngắn hoặc sát nách, đi kèm với... quần đùi. Hay như trào lưu nổi lên mạnh mẽ cách đây hơn một năm, áo dài vạt xoè, ngắn đi kèm với váy đụp, mấn trên đầu. Có những lúc, chiếc áo dài truyền thống đã bị biến tấu tới mức phản cảm. Đã có không ít các cuộc tranh luận gay gắt nổ ra giữa những người thích diện áo dài cách tân và những người yêu vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài.

Một năm trở lại đây, áo dài đã bắt đầu trở về với vẻ đẹp cổ điển của nó. Chị em phụ nữ đã kêu gọi nhau cùng tôn vinh tà áo dài truyền thống, giản dị, không khoét cổ, hở vai, không váy đụp, kèm quần đùi hay quần jean. Ngay trong thời điểm lễ hội áo dài tại TP HCM, chưa bao giờ tà áo dài truyền thống lại khoe sắc nhiều đến thế. Nhiều nghệ sĩ và người dân chia sẻ, với họ, áo dài Việt, truyền thống, tinh khôi, giản dị chính là trang phục đẹp nhất. Thứ trang phục đã gắn bó với họ từ thuở ấu thơ qua hình dáng của mẹ, của dì, của cô giáo, cho đến lúc họ hãnh diện khoác lên người ngày hôm nay và con cháu họ sẽ nối tiếp mai sau...

Dường như áo dài Việt đã đi một quãng đường dài, để được quay về với bản nguyên, với giá trị thực sự của mình trong đời sống của người phụ nữ Việt, của người Việt.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.