Phụ nữ nhiễm HIV có được quyền làm mẹ?

 

Nhiều ý kiến xuất cho rằng nên hạn chế quyền làm mẹ của những người phụ nữ nhiễm HIV, để giảm số lượng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, tránh cho chúng một nỗi khổ từ trong trứng nước, cũng như tránh cho xã hội  gánh nặng lo lắng. Quan điểm trên cần được nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp luật?. 

 

Rất nhiều trẻ nhiễm HIV đã và đang bị xã hội kỳ thị từ môi trường sống cho tới quyền vui chơi, quyền đến trường học tập. Từ thực tế này, đã có nhiều ý kiến xuất phát từ sự thương cảm có, sự ác tâm có, cho rằng nên hạn chế quyền làm mẹ của những người phụ nữ nhiễm HIV, để giảm số lượng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, tránh cho chúng một nỗi khổ từ trong trứng nước, cũng như tránh cho xã hội  gánh nặng lo lắng.

Quan điểm này cần được nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp luật?. 

Bố mẹ nhiễm "H", vẫn sinh con khỏe mạnh
Đã là phụ nữ, ai cũng khao khát được làm mẹ. Đó không những là thiên chức mà còn là quyền của mỗi người phụ nữ. Phụ nữ nhiễm HIV cũng vậy. Hai vợ chồng của một tuyên truyền viên đồng đẳng thuộc nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” ở Hà Nội đều nhiễm HIV. Nhưng trong họ vẫn cháy bỏng mơ ước về một đứa con khỏe mạnh.
Họ biết rằng tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30% và tinh trùng của người bố có thể được lọc rửa để có thể sinh được em bé khỏe mạnh. Thế nhưng, khi họ đến nhiều bệnh viện để đề đạt nguyện vọng này thì đều bị từ chối. Để thực hiện ước mơ của mình họ đã quyết định chơi “canh bạc” số phận, tự có con như những cặp vợ chồng bình thường khác. Và, may mắn đã mỉm cười khi đứa con họ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, không nhiễm HIV. 
Còn nhớ, năm 2005, khi Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM thực hiện chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đã thắp lên ngọn lửa hy vọng được làm mẹ cho rất nhiều người phụ nữ, hay những cặp vợ chồng nhiễm HIV. Vì nếu đã được dự phòng thì tỷ lệ lây truyền giảm xuống còn từ 5-7%.
Nhiều người phụ nữ nhiễm HIV khi biết mình có thai đã định đến bệnh viện để bỏ con vì không muốn con khổ như mình. Nhưng sau khi được biết đến chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã bật khóc vì sung sướng.
“Sau khi được chúng tôi tư vấn, khoảng 98% phụ nữ có HIV đến khám thai tại bệnh viện quyết định giữ lại thai nhi” – PGS.TS Vũ Thị Nhung, bác sĩ phụ trách chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Hùng Vương - TPHCM, cho biết. Nói như vậy để thấy rằng, dù bị nhiễm HIV họ vẫn mong muốn được làm mẹ như những người phụ nữ khác.
Không có sự phân biệt về mặt pháp lý
Hẳn rằng nhiều người chưa quên vụ kỳ thị trẻ em nhiễm HIV đến trường diễn ra tại trường THCS Yên Bài A, xã Yên Bài, Ba Vì Hà Nội. Những đứa trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm Lao động Xã hội số 2 đã bị các phụ huynh quây bắt, ngăn chặn như tội phạm để không cho chúng vào lớp học chung với con em mình.
Hiệu trưởng nhà trường cũng cho rằng khi xảy ra hiện tượng hai cháu chạy từ hai phía va vào nhau, cả hai cùng chấn thương, chảy máu, “nếu một trong hai cháu nhiễm HIV thì quả là nguy hiểm!”. Hay một vị ĐBQH khẳng định rằng sẽ không cho cháu mình học trường có trẻ nhiễm HIV.
Trong khi đó, số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói chung và bản thân trẻ nhiễm HIV nói riêng đang có chiều hướng tăng. Từ thực tế này, đã có ý kiến cho rằng nên chăng hạn chế quyền làm mẹ của những người phụ nữ nhiễm HIV, để giảm số lượng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, tránh cho chúng một nỗi khổ từ trong trứng nước, cũng như tránh cho xã hội gánh nặng lo lắng?.
Khi quan điểm trên được đưa ra, về mặt xã hội đã tạo ra nhiều luồng tranh luận về tính nhân văn, quyền con người của nó. Riêng về góc độ pháp luật, quan điểm này bị coi là trái với những điều luật định, theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Khoa Pháp luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội. 
Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không cấm phụ nữ nhiễm HIV kết hôn thì việc ngăn cấm họ sinh con là hoàn toàn không hợp tình, hợp lý. Luật Phòng chống HIV/AIDS cũng có nhiều quy định đảm bảo quyền làm mẹ của phụ nữ nhiễm HIV như: phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai cho con bú được tư vấn về phòng chống HIV/AIDS; cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…
Như vậy, việc người phụ nữ nhiễm HIV mang thai và sinh con là quyền được nhà nước và xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nhà nước, với các cách thức khác nhau sẽ hạn chế đến mức tối đa việc lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nhằm đảm bảo cho người phụ nữ nhiễm HIV không chỉ thực hiện quyền mang thai, sinh con, mà còn có thể thực hiện quyền nuôi con lâu dài.  
Về vấn đề thực hiện quyền nuôi con lâu dài, theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, người mẹ nhiễm HIV khi ly hôn vẫn có quyền được nuôi con như những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, hiện nay, vì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể vấn về này nên mỗi Tòa án có cách giải quyết khác nhau.
Có tòa xử theo hướng để người cha không nhiễm HIV nuôi để tránh nguy cơ phơi nhiễm cho đứa trẻ. Nhưng thường ở những trường hợp này, người mẹ sẽ bị chia cắt với con mình vĩnh viễn bởi bản thân người bố và gia đình bên nội sẽ ngăn cấm sự thăm nom của người mẹ.
Có tòa lại xử theo hướng phải tùy từng trường hợp để xem xét người phụ nữ nhiễm HIV vì nguyên nhân gì, tư cách phẩm chất ra sao, khả năng tài chính thế nào rồi mới quyết định giao con hay không. Quan điểm này được đánh giá là có tình có lý hơn. Tuy nhiên, để hình thành một cách thống nhất, vẫn cần hướng dẫn cụ thể, bởi đó chính là phương thức hữu hiệu giúp cho người phụ nữ với tư cách là người mẹ bị nhiễm HIV có mục đích sống rõ ràng và có ý nghĩa nhất.

Xuân Hoa

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.