Phụ huynh xông vào lớp đánh học sinh ở Quảng Nam bị xử phạt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông H.V.L - phụ huynh đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8/9, trường THCS N.D (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) - bị xử phạt số tiền 8 triệu đồng.

Công an TP Tam Kỳ mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L - phụ huynh đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8/9, trường THCS N.D (đóng tại phường Tân Thạnh).

Theo Công an TP Tam Kỳ, ông L bị xử phạt 8 triệu đồng vì có hành vi gây tổn hại sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 7 của Nghị định 144 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình.

Như báo Pháp luật Việt Nam thông tin, sáng 24/9, Trường THCS N.D tổ chức giải bóng đá theo kế hoạch Hội khỏe Phù Đổng cấp trường trong năm học giữa lớp 8/9 và 8/11, kết quả lớp 8/11 thắng.

Đầu giờ chiều cùng ngày, em H.H.G.B., (học sinh lớp 8/11) có trêu chọc, nói khích em N.N.T và P.Đ.H (học sinh lớp 8/9) nên hai em này đuổi đánh khiến B bị sưng một bên mắt trái.

Sau đó ông H.V.L, phụ huynh em B, lên chở con đến bệnh viện khám. Chiều cùng ngày, ông chở B đến lớp học bình thường. Tuy nhiên, ông L bất ngờ quay lại xông thẳng vào lớp 8/9 đánh hai học sinh T và H. Sự việc diễn ra quá nhanh, bảo vệ chạy theo can ngăn không kịp và giáo viên chủ nhiệm lớp 8/9 cũng yêu cầu phụ huynh bình tĩnh, nhưng không ngăn cản được phụ huynh.

Sau khi đánh học sinh, ông L ra về.

Trong buổi làm việc với nhà trường sáng 25/9, ông L đã nhận sai và xin lỗi nhà trường, xin lỗi hai phụ huynh có con bị đánh, xin được bỏ qua. Nhà trường đã có quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 học sinh vi phạm trong vụ việc này.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nghị quyết 57-NQ/TW và sự bứt phá của các trường đại học

Đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Nghị quyết 57-NQ/TW đã và đang tạo ra sức sống mới, quyết tâm mới, động lực mạnh mẽ cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Ở một số lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, Nghị quyết thực sự đi vào thực tế đồng hành cùng ngành Giáo dục và các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học rút ngắn lộ trình hành động để cán đích...

Những ngày đầu Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực: Giáo viên, học sinh tuân thủ để việc dạy, học thêm vào nền nếp

Một tiết học trên trường của học sinh. (Ảnh: Fanpage Trường THCS Xuân Đỉnh)
(PLVN) - Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) đã có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, dẫn đến những thay đổi quan trọng trong việc dạy và học thêm. Bớt áp lực, thêm tự chủ nhưng cũng không ít khó khăn, giáo viên, học sinh và phụ huynh đang từng bước thích nghi để tìm ra nhịp điệu mới cho giáo dục.

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(PLVN) - Ngày 14/02/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm KĐCLGD-ĐHQGHN) đã phối hợp với Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) - Chu kỳ 2 - của Nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Để 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Gần 50 năm trước, năm 1978, lần đầu tiên khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm ở Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại đề nghị thành lập; với phiên bản chính xác là: “Đi học là hạnh phúc - mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”.

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)
(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Quản lý dạy thêm, học thêm là sự thay đổi nhận thức của xã hội

Sẽ thay đổi thi cử, đánh giá để hạn chế dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa: TPO)
(PLVN) - Từ hôm nay (14/2), Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cần tuân thủ các quy định để tránh trường hợp bị xử lý đáng tiếc.