Phụ huynh nói gì khi Hà Nội cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tới trường?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hà Nội vừa đồng ý cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường nhận được sự đồng tình của phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều người đề xuất cho học sinh mầm non trở lại trường.

Bà Nguyễn Ngọc Dung, Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức) cho biết, sáng 4/4, trường đã tiến hành lấy kiến phụ huynh khối lớp 6. “Qua khảo sát, phần lớn phụ huynh đồng ý cho con trở lại trường. Thậm chí, có lớp đã đạt 100% phụ huynh đồng ý. Số phụ huynh chưa điền ý kiến thì có lẽ là do phụ huynh làm nghề tự do, chưa xem tin nhắn để vào bình chọn”, bà Dung cho hay.

Tương tự, cô giáo Đỗ Thị Dung, trường THCS Dương Liễu cũng thông tin về việc lấy ý kiến phụ huynh cho việc chuẩn bị cho học sinh các khối đi học trực tiếp. “Khi lấy ý kiến ở khối 6, 100% phụ huynh ở khối 6 đồng ý với việc phải cho học sinh đi học trực tiếp trở lại trường. Tình hình dịch bệnh cũng đang dần ổn định và được kiểm soát, tôi nghĩ việc cần sớm cho học sinh trở lại trường. Chứ học tiếp ở nhà thì bố mẹ và con cái cùng quá tải”- bà Dung bày tỏ.

Chiều 4/4, khi Hà Nội có thông báo cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 6 tới trường học trực tiếp từ ngày 6/4, nhiều phụ huynh thở phào. Chị Lê Thanh bình luận: “Mừng quá. Con tôi thèm đến trường tới mức nó bảo thà mắc COVID còn hơn là phải ở nhà. Ở nhà phải học online nên nó quá chán rồi. Học kiến thức là một phần. Con phải gặp gỡ, đùa vui vớ bạn bè. Giao tiếp đối với trẻ là vô cùng quan trọng”.

Còn chị Đào Thị Thuỷ viết: “Mừng quá, ở nhà lâu khổ thân các cháu khổ cả gia đình, mong các cháu được đến trường”. “Thật tuyệt vời, vậy là ngày kia các con tôi có thể sẽ được đến lớp buổi đầu tiên của năm lớp 5, sẽ được gặp lại các bạn yêu quý”, một phụ huynh bình luận.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng nên cho học sinh mầm non Hà Nội trở lại trường. Bạn đọc Loan Nguyễn đồng tình với việc "trẻ mầm non cần trở lại trường trên tinh thần tự nguyện". Lý do chị đưa ra là hệ miễn dịch của trẻ mạnh, tỉ lệ tử vong và chuyển nặng ở tuổi mầm non thấp nhất so với các lứa tuổi khác; phụ huynh trong độ tuổi mầm non là lực lượng lao động trẻ đông đảo cần được “giải phóng sức lao động”…

Độc giả Thanh Thanh đồng quan điểm: “Hà Nội quá chậm khi đến giờ này vẫn để trẻ mầm non nghỉ ở nhà. Thực tế thì các lớp nhóm, lớp tự phát mọc lên như nấm. Hiệu quả phòng dịch không biết được bao nhiêu, nhưng tâm sinh lý trẻ mầm non bất ổn, chất lượng giáo dục sớm cho trẻ em ảnh hưởng lớn là điều nhìn thấy rõ!”; “Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà là một thiệt thòi quá lớn cho các con. Ai có con trong độ tuổi này mới thấy việc "cần" đi học nó thiết tha như thế nào”…

Tuy nhiên, không it phụ huynh cho rằng việc thông báo đi học trước 2 ngày là gấp bởi “nhà trường không kịp đảm bảo vệ sinh trường lớp, điều kiện ăn bán trú hay phụ huynh phải về quê đón con”, độc giả Minh Tâm nêu ý kiến.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?