Phụ huynh nên cho con học kỹ năng gì trong hè?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gác lại những tập vở, kỳ thi căng thẳng, nhiều phụ huynh cho con học kỹ năng sống, học bơi hay tham gia vào các trại hè để trải nghiệm cuộc sống thôn quê.

Khi kết thúc năm học cuối tháng 5, đầu tháng 6 chị Nguyễn Thị Hiền (Tân Yên, Bắc Giang) đã đăng ký học lớp kỹ năng sống cho cậu con trai 5 tuổi. Dù không phải nghỉ học nhiều do dịch COVID-19 nhưng chị Hiền muốn cậu bé tự tin hơn trước đám đông và tự lập nhiều hơn. Khoá học kỹ năng sống tại trường con chị Hiền, chi phí 960 nghìn đồng được tổ chức 25 tiết học xen kẽ với học chính khoá, có khá đông phụ huynh cho con tham gia.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (TP HCM) cho biết, kỹ năng sống được đưa vào giảng dạy 1 tiết trong trường học nên dịp hè phụ huynh tự chọn môn học ngoài cho con. “Theo tôi việc học tập là cần thiết song song với đó kỹ năng sống cũng quan trọng quyết định thành công sau này của trẻ”, chị đưa ra quan điểm.

Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh lại sớm định hướng cho con bộc lộ năng khiếu bản thân giúp con tự tin hơn. Nhân viên một trung tâm cho biết lớp đào tạo MC nhí kết hợp với kỹ năng sống hiện lịch học đã kín tuần. “Một lớp sẽ có hơn 10 đến 15 thành viên, chênh lệch nhau khoảng 3 đến 5 tuổi để các con có tương tác với anh, chị, em. Mỗi khoá có 12 buổi, học phí là 1 triệu đồng. Trong khoá học các con sẽ có kỹ năng MC, giao tiếp tự tin biết lên ý tưởng nội dung nói, cộng thêm với con cũng học được tính tự lập, phòng tránh thương tích”.

Gần đây, nhiều phụ huynh Hà Nội còn “chuộng” cho con tham gia trải nghiệm trại hè ở ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận. Con gái mới 3 tuổi nhưng chị Mai Trang (quận Cầu Giấy) đã cho con tham gia khoá trải nghiệm cắm trại ở Thái Nguyên. “Mình xác định cho con đi trải nghiệm và đi chơi trong 2 ngày cuối tuần thôi. Trước khi đi mình chuẩn bị cho con quần áo, đồ dùng vệ sinh cá nhân, thuốc xịt muỗi, đồ bơi nữa. Thực ra ở độ tuổi này đi chơi là chính nhưng các hoạt động bé hoà đồng và tự tin lắm”, chị Trang chia sẻ.

Trại hè được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con tham gia.

Trại hè được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con tham gia.

Đã 2 lần cho con tham gia cắm trại, trải nghiệm khám phá thiên nhiên nên hè này chị Lê Thuỳ Linh (quận Long Biên) quyết định đăng ký cho con trai học lớp 3 khoá trải nghiệm 2 tuần. “Nghỉ hè 2-3 tháng, không muốn con chỉ vùi đầu vào điện thoại nhiều nên mình quyết định cho bé đi tham gia lớp trải nghiệm. Ban đầu mình phân vân với học kỳ quân đội nhưng khoá trải nghiệm có nhiều hoạt động và kỷ luật nhẹ nhàng hơn. Khoá cháu có khoảng 30-40 bạn, thấy cô giáo gửi hình ảnh các con rất vui vẻ”, chị Linh nói.

Sau khi trải nghiệm về nhà lại giữ cái nếp sinh hoạt với gia đình nên dù con không thay đổi thói quen nhiều. Nhưng chị Linh ghi nhận: "Mình thấy con chủ động hơn, ra ngoài cũng tự tin hơn hẳn. Trước đây “cả ngố” không biết gì sau khi đi về thì giục đi tắm cũng đi luôn, bảo quét nhà cũng không ngơ ngác nữa”.

Tuy nhiên, với việc bỏ ra số tiền 13 triệu đồng/2 tuần trải nghiệm cho con, không nhiều phụ huynh đủ kinh phí tham gia như chị Linh nên nhiều gia đình gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, sau một thời gian dài ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều người có cho con xu hướng du lịch, trải nghiệm để cân bằng cuộc sống.

Mùa hè quý gía có nhiều mục đích như để hàn gắn mối quan hệ trong gia đình sau một thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trẻ cần có những hoạt động chung để tình cảm gia đình được gắn kết.

Ngoài ra, phụ huynh và trẻ cần có sự phân phối giữa các khoá học sao cho hợp lý, tránh trở thành học kỳ thứ 3. Cần xây dựng kỹ năng quay lại trường của trẻ.

PGS.TS Trần Thành Nam.

PGS.TS Trần Thành Nam.

PGS.TS Trần Thành Nam ủng hộ việc phụ huynh cho con tham gia các khoá học nhưng phải lựa chọn phù hợp với trẻ. "Cần thêm bộ lọc để giám sát chất lượng các đơn vị tổ chức khóa học, trại hè bởi không phải phụ huynh nào cũng có thể tìm hiểu kỹ càng và đủ kiến thức để “chấm điểm” các trung tâm, cơ sở giáo dục. Phụ huynh cần tìm hiểu xem chương trình được thiết kế ra sao, giáo viên có phù hợp không…", PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia tâm lý, thời gian vừa qua sau thời gian dài học online cần nghỉ ngơi trong dịp hè nhưng chất lượng học tập của các con chưa hẳn đã đồng đều. Chúng ta cần giành một phần dịp hè này xem kiến thức các con đang ở đâu so với yêu cầu của khối lớp hay các bạn. Cũng cần khoảng thời gian dành cho những trẻ bị tụt lại phía sau để không bị “đuối” khi vào năm học mới.

"Việc học kĩ năng cần lựa chọn những lớp học phù hợp với mục tiêu, định hướng của gia đình giúp các con có kĩ năng để quay lại trường, tương tác với xã hội tốt hơn. Quan trọng nhất là tạo không gian để các con cân bằng về mặt tâm lý và tái kích hoạt lại kĩ năng xã hội để phục vụ cho việc học trực tiếp", PGS.TS Trần Thành Nam lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Đọc thêm

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...