Phụ huynh lớp có 60 lượt học sinh đỗ chuyên chia sẻ bí kíp đồng hành cùng "sĩ tử"

Đội hình có 60 lượt thi đỗ trường chuyên tại Hà Nội.
Đội hình có 60 lượt thi đỗ trường chuyên tại Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một lớp học có 42 học sinh, nhưng có tới 60 lượt đỗ chuyên. Câu chuyện về lớp 9a7 của trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đang được nhiều người quan tâm ngưỡng mộ. Thành tích đáng tự hào này phần lớn nhờ sự nỗ lực của bản thân các học sinh, công dạy dỗ của thầy cô giáo. Tuy nhiên, những người làm cha mẹ đang có con chuẩn bị vượt “cửa ải” lớp 10 cũng rất quan tâm tới những “bí kíp' của các cha mẹ trong tập thể tuyệt vời này.

Kỷ luật trong yêu thương

Chia sẻ với báo Pháp luật Việt Nam, chị Đặng Quyên – phụ huynh của con Nguyễn Yến Lê – một thành viên của lớp 9a7 – Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành tiết lộ bí kíp để đồng hành cùng con: “Ngay từ nhỏ, mình không dạy, không kèm con học ở nhà, nhưng luôn kể cho con về công việc của bố mẹ, có khó khăn, có thách thức nhưng bố mẹ đã cố gắng như thế nào để làm tốt nhất nhiệm vụ của mình, tương tự với những gì mình quan sát từ cuộc sống xung quanh. Ngay cả ở vai trò làm bố, làm mẹ với các con cũng thế, mỗi khi làm gì cho con mình cũng chia sẻ với con mong muốn và nỗ lực của bố mẹ khi làm việc đó, rồi khi con có thành tựu mình tự hào ghi nhận và flex con với bạn bè, họ hàng. Khi con mắc lỗi thì mình cũng luôn trấn an bản thân phải làm chủ cảm xúc để ngồi lại với con để tìm hiểu ngọn nguồn và phân tích và cùng đề xuất giải pháp. Mình luôn tâm niệm mình muốn con tôn trọng mình, mình cần tôn trọng chúng.”

Chị Quyên cũng cho biết đến hết năm học lớp 8, con Yến Lê không đi học thêm ngoài chương trình trên lớp tại trường Nguyễn Tất Thành (trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành). Đầu lớp 9, con thích học môn Sinh học và chủ động đề nghị mẹ cho con học thêm để đăng ký thi học sinh giỏi. Sau đó, con có học ôn thêm Toán, Văn, Anh để thi chuyển cấp. Chị chia sẻ “Mình không ép con học, việc học thêm đều do con quan sát tình hình của mình so với mặt bằng chung và chủ động đề xuất.”

Cô giáo Chủ nhiệm và các học sinh 9a7 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Cô giáo Chủ nhiệm và các học sinh 9a7 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Để con có được thành tích như hôm nay, chị Quyên khiêm tốn cho rằng vai trò của phụ huynh chỉ đồng hành, hỗ trợ con. May mắn nhất là con có được môi trường học tập rất tuyệt vời. “Trường Nguyễn Tất Thành là Môi trường giáo dục có tính kỷ luật cao nhưng là kỷ luật trong yêu thương. Ngay từ khi vào trường, các con đã được phổ biến và yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt quy định, nội quy (giờ giấc, đồng phục, đeo thẻ, luật giao thông…).

Tôi có 3 bé may mắn được là học sinh Nguyễn Tất Thành, các con rất sợ đi học muộn, quên thẻ, khăn quàng, sai đồng phục… điều này tưởng như đơn giản nhưng thực chất đã rèn cho các con rất nhiều đức tính cần thiết: nghĩa vụ với tập thể, tuân thủ nội quy của tổ chức mình thuộc về và cũng là trách nhiệm với chính mình.

Các hoạt động câu lạc bộ, sự kiện phong phú: điều này có cơ hội trải nghiệm, bộc lộ sở trường và quan trọng là gắn kết tập thể với nhau.

Đặc biệt, điều tuyệt vời là các thầy cô nghiêm khắc nhưng luôn yêu thương, nhân văn và rất sư phạm! Tôi từng nghe cô Chủ nhiệm của con chia sẻ việc cô xử lý tình trạng 2 bạn trong lớp không ngủ trưa: Cô nói nếu các con không thực hiện quy định của lớp, của trường thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về cô, vậy cô sẽ thức cùng các con, mình không ngủ không sao nhưng 3 cô trò mình ngồi/nằm một góc riêng cùng nhau để đỡ ảnh hưởng đến các bạn nhé! Và kết quả là từ ngày thứ 2, các con đã ngủ ngon lành.

Khi tạo cho các con được động lực, tính kỷ luật, trách nhiệm và luôn thấy mình được yêu thương, tôi tin chắc các con sẽ học tốt.”

Tâm sự thêm về hạnh phúc trong hành trình đồng hành cùng con, chị Quyên kể: Một lần con bé cho mẹ đọc bài “BỐN MÙA YÊU DẤU!” con gửi dự thi “Bầu trời và Tổ ấm” nhân dịp 25 năm thành lập trường. Bài thi con kể về hành trình 4 năm của con tại trường Nguyễn Tất Thành được ví như 4 mùa trong năm. Con gửi vào đó những tâm tư, cảm xúc rất thật, rất trong trẻo và cũng từng bước nhận ra những thay đổi của mình, ghi nhận và trân trọng những gì trường Nguyễn Tất Thành đã mang đến cho mình. Mỗi lần đọc lại, tôi đều khóc, ngay cả bây giờ cũng vậy. Tôi thực sự biết ơn mái trường, thầy, cô và những người bạn đồng hành đã cho con những tháng ngày “nổi loạn” trong hạnh phúc, để chính con nhận ra rằng “Qua 4 năm - 4 mùa, tớ càng thêm chắc chắn về niềm tin yêu, tự tin, kiêu hãnh khi khoác lên mình chiếc áo đồng phục xanh xanh đặc trưng ấy.” và con đã tự “lập kế hoạch cho mình, đã có thể vẽ lên tương lai của bản thân!” – như lời con đã viết trong “Bốn mùa yêu dấu.”

Đặt con vào môi trường phù hợp

Cũng là một thành viên trong tập thể phụ huynh có con học 9a7, anh Khuất Văn Nam – bố của con Khuất Duy Anh cho biết: “May mắn cho tôi là con đã trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì một cách rất nhẹ nhàng. Con cũng rất chủ động với việc học tập. Bố mẹ chỉ quan sát, tiếp nhận thông tin từ con, thông tin từ thầy cô và các phụ huynh khác để có ứng xử, định hướng kịp thời với mỗi giai đoạn của con.

Khi con vào cấp 2, tôi đã xác định cho cháu vào học Trường Nguyễn Tất Thành, đây là một quyết định mà đến thời điểm này tôi thấy rất đúng đắn. Lúc đó, tôi chỉ chọn vì Nguyễn tất Thành là môi trường không áp lực. Con không bị gò ép phải đạt thành tích này kia như nhiều trường khác. Quá trình học, tôi thấy các thầy cô ở Nguyễn Tất Thành rất quan tâm, thông tin tới gia đình kịp thời về kết quả học tập, diễn biến tâm lý của con nhờ đó mà chúng tôi rất thấu hiểu về tình hình con mình trên lớp. Tôi cho rằng việc chọn môi trường cho con là một điều rất quan trọng trong quá trình học của con. Ở đó có các bạn để thi đua nhau, có động lực để phấn đấu cùng nhau. Con có được kết quả như hôm nay một phần là bởi đi học với tinh thần thoải mái nhất.

Phụ huynh đồng hành là bí kíp để các con đạt thành quả tốt trong học tập.

Phụ huynh đồng hành là bí kíp để các con đạt thành quả tốt trong học tập.

Còn theo chị Phạm Thị Lan – mẹ con Phạm Khánh Ngọc – biết được năng lực của con để đặt con vào môi trường phù hợp là một bí kíp quan trọng.

Theo chị Lan, bé Ngọc có tố chất về ngoại ngữ. Chị cho con tự do phát triển đến hết lớp 8, con không đi học thêm gì giờ học ở trường. Đến lớp 9, thấy con đã thể hiện rõ năng khiếu, chị có tham khảo ý kiến của cô chủ nhiệm và cô dạy Tiếng Anh, các cô đều đồng quan điểm nên định hướng cho con theo môn chuyên. Từ đó, chị mới ưu tiên cho việc học để con thi vào chuyên ngữ.

“Bố mẹ cần quan sát để nhận biết được năng lực thực sự của con và đặt con vào môi trường phù hợp. Có thể có nhiều môi trường tốt, nhưng lại không phù hợp với con, thì cũng sẽ phản tác dụng.” – chị Lan chia sẻ.

Với chị Lan, để con thi đỗ vào Chuyên ngữ là một hành trình rất nhẹ nhàng của gia đình chị. Bố và mẹ “phân vai” để cùng hỗ trợ, giáo dục con. Khi bố cương quyết thì mẹ thủ thỉ, lúc người làm căng lại có người xoa dịu – đủ để con nhận biết được sự nghiêm khắc, nhưng cũng vẫn thấy sự bao dung, đồng hành của bố mẹ. Chị Lan cũng chia sẻ để con có được thành quả như hiện tại, chị rất biết ơn các thầy cô giáo đã dạy con trong những năm học vừa qua. Các thầy cô rất trách nhiệm, rất nhiệt tình. Mặc dù con đã có định hướng thi chuyên, nhưng con vẫn được học các môn học khác rất cẩn thận, tạo kiến thức nền để con phát triển toàn diện.

Đồng thời, các thầy cô biết thiên hướng của con, động viên tạo điều kiện, bồi dưỡng tích cực cho con học tập. Trong lớp, thầy cô tạo không khí học tập, các con ganh đua nhau. "Tôi còn cám ơn cả sự nhiệt tình, ấm áp của các bố mẹ trong ban phụ huynh lớp của các con. Những sự động viên, khen thưởng kịp thời của ban phụ huynh khiến các con rất phấn khởi, và càng nỗ lực hơn trong việc học.” – Chị Lan bày tỏ.

Chia sẻ về hành trình học tập của con, chị Thúy – mẹ của con Minh Hoàng cho rằng thành quả của con hôm nay là do con được vào ngôi trường mà con yêu thích, được học cùng các bạn, được học trong môi trường các thầy cô vô cùng tận tâm.

“Những năm đầu cấp 2 con tích cực tham gia các câu lạc bộ của nhà trường như Câu lạc bộ tin học, Câu lạc bộ toán học. Từ đó con cũng tích lũy được những kiến thức nền tảng trọng tâm. Những năm lớp 6 lớp 7 con hầu như không đi học thêm, đều nhờ những kiến thức trên trường các thầy cô giáo dạy và con về nhà đào sâu hơn. Đến hết năm lớp 7, 2 mẹ con mới trao đổi với nhau về định hướng vào cấp 3, và con đã quyết định thử sức đi sâu hơn với môn Toán để với mục đích thi chuyên Toán cấp 3. Đến đầu năm lớp 9, sau khi "trắng tay" ở giải thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy, con mới bắt đầu say mê hơn với môn Toán, bắt đầu lên mạng, các diễn đàn toán học tìm các tài liệu về toán nhờ mẹ in để về tự học và tự làm. Năm lớp 9 con được học Toán với cô Y Linh, cô đã rèn rũa các con về cách trình bày, để hoàn thiện những thiếu hụt về kiến thức cũng như kỹ năng làm bài. Có nhiều hôm gia đình đi chơi, bạn ý cũng không đi để ở nhà học toán. Nói chung là con có thành tích như ngày hôm nay là có sự cố gắng, kiên trì bền bỉ của con và công ơn dìu dắt của các thầy cô ở trường, gia đình chỉ ở bên cạnh đồng hành và động viên." chị Thúy kể về hành trình học tập rất nhẹ nhàng của con.

"Bạn Hoàng hơi hướng nội, nên con cũng không tham gia các hoạt động trong trường nhiều, có lần con nói vui với mẹ là con đi ở ẩn. Trong những năm cấp 2 trong các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ với 3 môn chính hầu như đều đạt 27 điểm trở lên, tuy nhiên con chưa lần nào được chạm tay vào học bổng Nguyễn Tất thành danh giá, đây cũng là nuối tiếc của con trong mấy năm cấp 2 này. Con không có giải học sinh giỏi cấp quận, nhưng kết quả của kỳ thi vào 10 rất ngọt ngào: Top 11 chuyên Tin Trường chuyên KHTN (23.5), Chuyên Toán trường chuyên Sư phạm (30.5), Chu Văn An công lập 47 điểm, Chuyên tin trường Ams (42.75), Nguyễn Tất Thành (24.8)" Mẹ Minh Hoàng chia sẻ thêm.

Phụ huynh học sinh và cô giáo chủ nhiệm lớp 9a7 trong Lễ trưởng thành của các con.

Phụ huynh học sinh và cô giáo chủ nhiệm lớp 9a7 trong Lễ trưởng thành của các con.

Còn với chị Lê Thị Mai Hương, đã từng có lúc chị tưởng như bất lực khi con Bùi Quang Anh. Vì con có thời gian nghiện game. Giúp con từ nghiện game đến lúc "hái quả ngọt" khi đỗ chuyên Tin của Khoa học tự nhiên là một hành trình rất ngoạn mục. Nhưng theo chị ngoài việc theo dõi, lắng nghe, quan sát con, thì chị cũng không có "bí kíp" gì đặc biệt.

“Phần lớn là con tự học để thể rèn năng lực đối mặt và vượt qua những khó khăn.” Chị nhận định.

Về quá trình trước khi đến với “cửa ải” lớp 10 của Quang Anh, chị cho biết: Tôi không cho con học quá nhiều buổi học thêm. Trước kỳ thi mỗi tuần con học thêm 1 buổi toán chuyên, 1 buổi văn, 1 buổi tiếng Anh.

Ngoài việc cho con tự học để tự đối diện với khó khăn, theo chị, trong môi trường các bạn, thầy cô giáo tốt con sẽ trải qua khủng hoảng lứa tuổi nhẹ nhàng hơn, và con phải tự nỗ lực học tập để phù hợp với môi trường của mình. Chị cho rằng môi trường học có tác dụng đến 80% thành tích học của con.

Theo chia sẻ của chị Hương, hành trình đồng hành cùng con cũng có những lúc rất căng thẳng, đặc biệt vào thời điểm con khủng hoảng thời dậy thì -con không nghe lời. Ban đầu chị nghĩ cần ép con, tuy nhiên, đấy là một phương pháp sai. Trong giai đoạn này con cần một người đồng cảm nên chị đã tâm sự với con nhiều hơn, giải thích cho con và thể hiện sự tôn trọng cảm xúc của con.

Với tư cách Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 9a7, chị Trần Thị Thúy Biên vui mừng khi đã được tận hưởng “quả ngọt” từ thành tích thi vào 10 của các con. Chị cho biết, đây là niềm vui chung của “ngôi nhà lớn A7”. Trong ngôi nhà lớn này, các phụ huynh khá tôn trọng lẫn nhau, rất đoàn kết và chung tay luôn đồng hành rất sát sao trong hoạt động của các con; luôn lắng nghe sự chia sẻ của các con để tổ chức các hoạt động cho phù hợp. Các phụ huynh cũng thường chia sẻ với nhau về việc học tập của các con cũng như những kinh nghiệm về định hướng các con, giao tiếp với các con. “Với sự hỗ trợ tuyệt vời của cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo bộ môn, chúng tôi tạo một “vòng tròn khép kín” để sát sao, đồng hành với con cả giờ đến trường và ở nhà. Mọi thông tin về tâm lý, thái độ, lực học của các con chúng tôi nắm bắt rất kịp thời – cô giáo thông báo với phụ huynh, phụ huynh trao đổi với cô giáo… nhờ đó mà thầy cô, bố mẹ luôn có những hành động hợp lý hỗ trợ các con.” – chị nói.

Thêm một điều thú vị mà chị Biên tiết lộ, tại lớp 9a7 của chị, cũng như nhiều lớp khác cùng khóa, có rất nhiều học sinh đỗ chuyên - môi trường mong muốn của nhiều phụ huynh và học sinh - tuy nhiên khi đủ điều kiện trúng tuyển, các con lại lựa chọn trường Nguyễn Tất Thành để tiếp tục học tập trong những năm THPT.

Nhận định về vai trò của phụ huynh đối với thành tích của các con, cô Triệu Thị Thu Hiền – giáo viên chủ nhiệm của lớp 9a7 bày tỏ: "9A7 may mắn có một tập thể cha mẹ học sinh tuyệt vời luôn đồng hành cùng thầy cô và các con."

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...