Phụ huynh hãy ngưng... “làm quá”!

Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bạn trong lễ tốt nghiệp
Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bạn trong lễ tốt nghiệp
(PLVN) - Chuyện trường lớp, học hành luôn là đề tài nóng bất tận từ khi trẻ vào mẫu giáo, tới lớp 1 và các lớp đầu cấp. Chọn trường nào cho con: trường vip, trường chuyên hay quốc tế? Và chọn ngành nào cho con? Học trong nước hay du học?... Một đứa trẻ cứ lớn lên như thế, “sẵn nong sẵn né” và chưa bao giờ phải đặt ra những câu hỏi, để đi tìm cho mình những câu trả lời…

Thuở chúng ta trước đây vào lớp 1 thì cứ gần nhà là được. Đứa trẻ nào đến lớp cũng trắng phau như tờ giấy. Còn bây giờ, con vào lớp 1 thì trường học có khi xa đến cả chục cây số, con đi xe bus hay bố mẹ lặn lội len lỏi đường tắc đến trường với con. Con vào lớp 1, cha mẹ chạy sấp mặt tìm trường rồi chọn lớp. Những bảng giá trôi nổi, truyền tai toàn 30 triệu- 50 triệu, thậm chí cả trăm triệu một suất vào trường điểm, trường chuẩn quốc gia.

Lựa chọn trường nào cho con nhiều khi vượt qua cả việc phù hợp với con, tốt cho con mà còn là đẳng cấp của cha mẹ. Nên cuộc chạy đua chưa bao giờ hạ nhiệt. Con vào lớp 1 không chỉ là bắt đầu cuộc đời học sinh mà còn có khi là bắt đầu cuộc đời của “chiếc huân chương tự hào” trên ngực cha mẹ. 

Và tiếp đó là những lớp chọn trường chuyên. Chị Thu Hà, chuyên gia tư vấn chia sẻ về tâm sự của một bạn nhỏ: “Sai lầm lớn nhất của con là đã đậu trường chuyên. Các bạn ấy học quá giỏi, học ở đây ngày nào con cũng thấy mình kém cỏi, chậm chạp, thua cuộc. Con không chơi được với ai, trường toàn “người khổng lồ”.

Lúc nào cũng thấy kiệt sức, muốn gục ngã! Mẹ thấy con lo lắng, học thua bạn bè, mẹ lại đăng ký cho con đi học thêm ở trung tâm. Mà chắc là có cố gắng cả đời cũng chả đuổi kịp được, trí tuệ của các bạn đã ở sẵn trong não các bạn ấy rồi và con sẽ vĩnh viễn thua cuộc”. 

Thế nên theo chị Thu Hà, phụ huynh đừng lo chọn trường, chạy trường mà quên rớt mất nền tảng văn hóa giáo dục từ mỗi gia đình. Bởi chính gia đình chứ không phải nơi nào khác, là nơi hình thành nhân cách mỗi con người.

Vừa qua, bài phát biểu của giáo sinh Nguyễn Võ Thanh Việt - sinh viên lớp Chất lượng cao khoá 65 khoa Vật lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong lễ tốt nghiệp đã chạm tới trái tim của  nhiều người. Chàng trai đặt ra những câu hỏi: “Tại sao lại chọn sư phạm? Tại sao lại là nghề giáo? Trải qua năm đầu đại học, mình thấy rằng không phải cứ đứng trên bục giảng thì sẽ được gọi là thầy, là cô. Khi học sâu hơn một chút, mình bắt đầu tự hỏi: Chúng ta sẽ dạy gì cho học sinh của mình? Câu trả lời ban đầu thật rõ ràng, là giáo viên vật lí thì dạy vật lí, nhưng tận bây giờ, mình mới có câu trả lời tạm thỏa mãn cho câu hỏi đó.

Những cuộc tranh cãi, những hiểu lầm, những sự vội vàng dẫn đến thất bại trong cuộc sống cũng một phần do ta chưa đọc một cách đúng đắn. Mình sẽ dạy cho học sinh phải đọc một cách thận trọng. Và mình muốn dạy cho học sinh hãy luôn lắng nghe người khác một cách chân thành, để ta cảm thông cho những khó khăn, những lầm lỗi họ đã gặp phải; để ta biết chung vui cho những thành công mà họ đạt được; để những thông điệp trong cuộc sống được truyền đi một cách vẹn nguyên, không méo mó.

Mình dạy cho học sinh là biết đấu tranh. Cái đúng và sai luôn đan xen nhau. Đôi khi những điều tốt đẹp lại đi ngược với số đông, le lói và dễ bị dập tắt. Đó là lúc con người cần đấu tranh để giữ nó sáng mãi.

Cuối cùng, mình mong dạy được cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau. Bất kì ai cũng sẽ gặp khó khăn khi làm việc một mình, đó là lí do chúng ta cần sống trong một xã hội. Nhưng khi tồn tại mối quan hệ giữa người với người sẽ là lúc có sự ganh ghét, đố kị. Mình muốn học sinh xem việc giúp đỡ người khác là nhiệm vụ của chính bản thân mình.

Vì không một ai có thể giỏi mọi thứ và vì tất cả chúng ta sống cùng nhau. Mình còn muốn dạy học sinh thật nhiều, dạy các em từ những điều nhỏ nhặt như xếp hàng, bỏ rác vào thùng, chấp hành luật lệ giao thông; dạy các em phải kiên nhẫn, biết yêu thương, biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu lẫn nhau và nhiều nhiều những điều khác nữa”...

Tôi sợ những ba mẹ luôn ép con phải làm những thứ mà bản thân họ không làm được.Tôi sợ những ba mẹ luôn mong con thực hiện ước mơ mà họ không thể làm được trước đây. Tôi sợ những ba mẹ luôn thích nghĩ hộ, làm hộ cho con cái. Con người sinh ra, hạnh phúc nhất là được làm điều mình muốn. Vậy, khi bắt con làm theo ý mình, ba mẹ có phải là người luôn mong con được hạnh phúc nhất?

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.