Phụ huynh Hà Nội vẫn e dè khi con đi học trực tiếp

Học sinh lớp 12 Hà Nội trở lại trường ngày 6/12.
Học sinh lớp 12 Hà Nội trở lại trường ngày 6/12.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học sinh lớp 12 tại Hà Nội đã đến trường được 4 ngày, tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng, e dè khi con đi học trực tiếp.

Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) có 681 học sinh lớp 12, nhưng trong ngày đầu tiên đi học trở lại chỉ có 33 em đến lớp. Đến ngày thứ 2, chỉ 9 học sinh tới trường. Trường THPT Trần Nhân Tông nằm trên địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 2, đủ điều kiện dạy học trực tiếp theo hướng dẫn của TP Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều học sinh ở khu vực tình hình dịch bệnh phức tạp, trong đó không ít em thuộc khu vực phong tỏa hoặc phải đi cách ly y tế.

Trước đó, một học sinh đến trường tiêm vaccine là F0, dẫn tới cả giáo viên chủ nhiệm và các bạn cùng lớp trở thành F1 phải cách ly tập trung. Toàn trường hiện có 12 học sinh là F0 đang được điều trị nhưng đều ở tình trạng nhẹ.

Bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Với tình hình như thế, phụ huynh chưa yên tâm cho con tới trường, có thể thông cảm được. Trước đó, trường có khảo sát ý kiến phụ huynh, chỉ có 9 người đồng ý cho con đi học. Do đó, trong ngày đầu, 33 học sinh đi học, chúng tôi đã rất mừng”.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng – Hà Nội) chia sẻ, trường có hơn 711 học sinh lớp 12, phân làm 16 lớp, mỗi buổi có 1/2 số học sinh đi học: 8 lớp sẽ học trực tiếp vào thứ hai, tư, sáu; 8 lớp còn lại sẽ học vào thứ ba, năm, bảy. “90% học sinh đều đến trường, những trường hợp không đi học trực tiếp do bị ốm thông thường, trong vùng phong tỏa hoặc cách ly y tế.

Ngày đầu tiên, Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) bố trí 50% học trực tiếp, trong đó vắng hơn 10 em.

Còn ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, cho biết, đến thời điểm này, việc dạy học trực tiếp của các trường ổn định. Trong ngày đầu tiên, 58/1324 học sinh vắng mặt vì các em thuộc diện F1, F2 và nhà trong khu vực phong tỏa; ngày thứ 2 có 54/1358 học sinh vắng.

“Lúc đầu, tâm lý của phụ huynh khá e dè khi cho con em mình tới trường học trực tiếp do lo ngại dịch bệnh. Nhà trường đã tiến hành họp phụ huynh, phân tích, tuyên truyền để phụ huynh và học sinh hiểu về chặng đường khó khăn của khối 12 sắp tới, việc đi học trực tiếp của các em là rất cần thiết.

Dịch bệnh không biết khi nào mới hết, nhưng mọi hoạt động vẫn phải diễn ra hàng ngày, trong đó đó có việc dạy và học. Vì thế, chúng ta cần có tâm lý sống chung với dịch, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, để từng bước đẩy lùi nó ra khỏi cộng đồng”, thầy Nguyễn Duy Chung, Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh (Mê Linh) cho biết.

Nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng khi con trở lại trường học trực tiếp. Anh Phạm Đình Quý (phố Xốm, Ba La, Hà Đông) có con đang học trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ, từ khi con đi học cả gia đình thấp thỏm lo âu. “Việc cho con đi học lúc dịch bệnh vẫn căng thẳng, tôi cảm thấy không đảm bảo an toàn cho các con”, anh Quý nói. Từ ngày con trở lại trường học, ngày nào anh Quý cũng sắp xếp công việc đưa con con trai đến trường và về nhà.

Các phụ huynh chủ động trong việc phòng, chống dịch khi con tới trường. “Con đi học trực tiếp tôi rất lo. Để đảm bảo an toàn cho con, ở nhà tôi sắm riêng cho con nhiệt kế, đo thân nhiệt trước khi đi học và sau khi đi học về. Bên cạnh đó, liên tục nhắc nhở con thực hiện tốt 5K, tan học phải về nhà ngay, không được đi chơi, không ăn uống ngoài hàng quán. Ở nhà, tôi cũng rất chú trọng đến việc bồi bổ để tăng sức đề kháng cho con”, chị Nguyễn Bích Đào (Hàng Than, Hoàn Kiếm) kể.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?