Phụ huynh Hà Nội người mừng, người lo khi học sinh lớp 12 đến trường trở lại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học sinh khối 12 trên địa bàn thủ đô Hà Nội chính thức quay lại trường sau khoảng thời gian dài học trực tuyến tại nhà phòng dịch COVID-19. Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều bậc phụ huynh ủng hộ con đi học trực tiếp, song cũng có không ít ý kiến bày tỏ lo lắng...

Một phụ huynh tên Huyền chia sẻ: "Tôi mất ngủ mấy đêm về việc có cho con đi học hay không. Đọc hướng dẫn xử lý F0 nhà trường đưa, rồi xem hướng xử lý của thành phố, xem tình hình dịch, tôi băn khoăn con tôi có thể nhiễm bệnh hoặc nhẹ hơn là bị cách ly bất kỳ lúc nào trong khi chỉ còn vài tháng là đến kỳ thi vào đại học.

Trao đổi với giáo viên thì giáo viên báo nhà trường không ép học trực tiếp nhưng nếu con học online sẽ gặp nhiều khó khăn vì nguy cơ rớt mạng. Nếu nhà nào con kém giao tiếp, ít bạn bè và con không có khả năng tự học thì lo lắng khi con học online là đúng, còn nhà tôi thì không, cháu hoàn toàn tự học và tự quản được. Về bạn bè thì hiện tại cháu chỉ chơi với nhóm bạn thân, nghĩa là giữ mối giao tiếp trong phạm vi hẹp để hạn chế tiếp xúc. Tôi thấy con học online hoàn toàn ổn."

Đồng tình với quan điểm này, phụ huynh có tên KhacHien Luong cho rằng, nên lùi thời gian đến trường học trực tiếp cho các con: "Nhỡ may làm sao khổ các cháu. Nếu mà phải đi cách ly thì không thể học hành ôn luyện được. Chưa kể không may bị F0... Hãy cứ để các cháu học online thêm thời gian nữa."

Bên cạnh đó, có những phụ huynh bày tỏ ủng hộ giải pháp cho học sinh lớp 12 đi học trở lại.

"Không sớm thì muộn cũng phải cho các con đi học trực tiếp, vì tình hình COVID-19 xác định là phải sống chung với lũ rồi. Đi học trực tiếp không chỉ là cách tiếp cận kiến thức tốt hơn mà các con được tương tác cộng đồng. Tốt cho phát triển thể chất, tâm lý. Hãy tin tưởng vào kế hoạch của các bác nhà mình!", tài khoản có tên ThanhThanh viết.

Một phụ huynh khác nêu quan điểm khác: "Học trực tuyến có thể sẽ không đảm bảo chất lượng việc học vì đa số học sinh nghe, chép, tính tự giác chưa cao. Theo tôi học sinh có thể sống chậm lại một chút bảo lưu kết quả học tập 1 năm, khi tình hình dịch bệnh ổn định rồi chúng ta tiếp tục việc học hành. Trong thời gian nghỉ học thì mình có thể rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống, ngoại ngữ tại nhà... Vì chẳng may dính bệnh thì mọi thứ có thể thêm khó khăn".

Một tài khoản mạng xã hội khác tên Anh Vũ chia sẻ: "Các khối 11 trở xuống học online vẫn được, vì chương trình có thể điều chỉnh. Riêng khối 12, chuẩn bị phải bước vào kỳ thi chung toàn quốc, nên càng đến trường muộn các cháu càng thiệt. Giờ tiêm đủ ít nhất 1 mũi, các cháu cũng đủ lớn để ý thức, kèm theo có sự giám sát của nhà trường, nên cho các cháu đi học là đúng đắn, chấp nhận có thể 1 tỷ lệ nhỏ các cháu bị lây nhiễm. Không thể sợ 1 số cháu lây nhiễm mà ảnh hưởng đến học sinh cả thành phố. Còn ai không an tâm, cứ cho con xin bảo lưu 1 năm, sang năm thi sau."

Ngày 3/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho học sinh THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.

Theo thông báo này, ngày 6/12, học sinh lớp 10,11, 12 ở trên địa bàn phường, xã, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 được trở lại trường học tập.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca mắc trong cộng đồng tăng cao, thành phố đã điều chỉnh phạm vi, chỉ cho học sinh khối 12 đi học trực tiếp.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...