Phụ huynh Hà Nội không đồng tình khi nhận “quả bóng” trách nhiệm đối phó Covid-19

(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 và sau công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 27/2, nhiều trường học ở Hà Nội đã gửi tin nhắn qua sổ liên lạc điện tử mời phụ huynh chọn phương án sẽ cho con đi học trở lại từ ngày 2/3 tới hay tiếp tục nghỉ học thêm. Tuy nhiên, không ít phụ huynh phản đối cách làm này.

Theo khảo sát trên một nhóm phụ huynh Hà Nội cùng sinh năm 1979, đa số phụ huynh cho biết, vẫn có tới hơn 90%, thậm chí có lớp 100% phụ huynh, yêu cầu cho các con nghỉ học tiếp vì chưa yên tâm khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Chẳng hạn, trường 2 con nhà anh Lương Thanh Hải ở (Tân Định, Hoàng Mai)  lấy ý kiến phụ huynh thì 90% phụ huynh đề nghị nghỉ tiếp. Hay trường con chị Phi Nhung ở quận Hoàn Kiếm thì 100% phụ huynh đề xuất nghỉ.

Rất nhiều phụ huynh lý giải, nên để cho các con nghỉ 1-2 tuần nữa xem tình hình như thế nào bởi các con mà sốt thì cả nhà cũng phải nghỉ làm mà chăm con, tệ hơn nữa thì phải cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung. Thậm chí, có người sẵn sàng cho con nghỉ đúp 1 năm do lo ngại "đến bản thân người lớn còn không ai dám khẳng định kiểm soát được, huống chi các con ở cái tuổi chỉ biết ăn với chơi".

Chị Nguyễn Hồng Cẩm cho biết, chị có hai con, 1 con học lớp 8 và 1 con mới 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Chị tâm sự, ở nhà nhiều, các con cũng tù túng, bài vở trường lớp giao nhiều thì con chán... nhưng chị chọn phương án nghỉ hết tháng 3.

“Học có nhiều cách học, nhiều thứ để học... và học cả đời. Nhưng mình chỉ có hai đứa con và mong chúng an toàn. Mình nghĩ an toàn là ưu tiên hàng đầu không chỉ với gia đình mình!” – chị Cẩm nói.

Tin nhắn xin ý kiến mà một phụ huynh ở Hà Nội nhận được.
Tin nhắn xin ý kiến mà một phụ huynh ở Hà Nội nhận được. 

Anh Nguyễn Hải (nhà ở Đống Đa) lại khác một chút. Anh có con lớn học tiểu học và con bé học mầm non. Anh chọn phương án cho bé học mầm non nghỉ học nhưng lại đồng ý cho đứa lớn đi học dù lớp con anh đa phần theo phương án nghỉ. Anh lý giải: “Nếu cho cả hai đứa ở nhà cũng có chống dịch được đâu”.

Bên cạnh số đông phụ huynh tham gia bình chọn thì một số ý kiến không đồng tình với cách làm này. Chị Mai Lan thẳng thắn cho biết chị không bình chọn phương án nào khi lớp tổ chức lấy ý kiến vì theo chị đó là trách nhiệm của lãnh đạo ngành Giáo dục, chứ không thể “đổ” lên đầu phụ huynh học sinh được

Chị Thu Trang cũng chung ý kiến và thắc mắc “sao ngành Giáo dục lại đẩy quyền quyết định sinh mạng học sinh cho các vị phụ huynh”. Anh Việt Anh thì ngán ngẩm: “Tôi thấy "ông" Y tế "đá" qua ông Giáo dục rồi rê qua cộng đồng mạng, chốt lại chưa ngã ngũ hay sao ý, thấy ra công văn chung chung như nếu thấy tình hình ổn định cho THCS với Đại học đi trước, không khác gì kiểu dò mìn”.

Một phụ huynh đưa ra những lý lẽ rất thấu đáo: “Khi nào học sinh nên đi học trở lại là việc của các bộ, ngành và của Chính phủ. Họ mới là người nắm rõ nhất việc nên hay không nên cho học sinh đi học trở lại.

Đừng đẩy phụ huynh học sinh vào thế khó vì chúng tôi cũng chỉ là người dân bình thường. Thông tin về dịch Covid-19 diễn biến như thế nào đều do các bộ, ngành và Chính phủ thông báo, vậy sao không quyết định?

Nếu không cho con đi học, con không nắm được kiến thức để thi thì là lỗi của chúng tôi vì sợ dịch mà không cho đi học?! Nếu cho con đi học mà chẳng may bị nhiễm bệnh thì cũng lại là lỗi của chúng tôi đã đồng ý cho con đi học?!”.

Có phụ huynh thì chia sẻ với cái khó của nhà lãnh đạo: “Không lấy ý kiến phụ huynh rồi đi học nếu có lây lan thì đổi cho ngành Giáo dục. Lấy ý kiến phụ huynh thì lại quay sang bảo đó là trách nhiệm của lãnh đạo ngành Giáo dục”. Có người lại hoan nghênh, Chính phủ chỉ đạo từ từ để xem tình hình dịch bệnh là rất trúng vì cá nhân phụ huynh này nghĩ sẽ nghỉ tiếp ít nhất hai tuần nữa.

Ở một chiều hướng khác, một số ý kiến cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để giảm tải chương trình giáo dục hiện hành. Nếu lãnh đạo ngành Giáo dục điều chỉnh chương trình năm học rút gọn bớt thì vẫn đảm bảo sau khi nghỉ dịch bệnh theo hướng học gì thi nấy. 

Khi ấy, ngành Giáo dục khỏi cần lo việc học bù vào ngày nghỉ hay học xuyên dịp hè. Riêng lớp 9 với lớp 12 thì thi tốt nghiệp cứ ra đề trong những kiến thức mà các con đã được học.

Chị Hoàng Thanh Hải có con đang học lớp 9 nên thấu hiểu tâm lý phụ huynh sợ năm cuối cấp con nghỉ nhiều sẽ không thi tốt được cho rằng, "sức khỏe của con mới quan trọng, lớp 9 và lớp 12 càng cần giữ sức khỏe, nhỡ đi học mà mắc bệnh thì lúc ấy, hoàn toàn là lỗi tại phụ huynh".

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...