Phu bốc mộ “giải mã” vụ mất xác nạn nhân TMV Cát Tường

Phu bốc mộ “giải mã” vụ mất xác nạn nhân TMV Cát Tường
(PLO) -  Các “phu” bốc mộ đưa ra nghi vấn có thể bác sĩ Tường đã dùng một loại hóa chất tương tự, nhưng có công năng mạnh hơn, để thi thể nạn nhân phân hủy nhanh chóng …
Vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phi tang xác nạn nhân xuống sông Hồng đã xảy ra nhiều tháng, nhưng đến nay, một câu hỏi vẫn day dứt là: Tại sao thi thể nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy? Liệu lời khai của “bác sĩ tử thần” và đồng phạm có gì gian dối?
Có hay không loại thuốc tiêu hủy thi thể?
Có hay không loại thuốc mà những người phu bốc mộ dùng để phân hủy thi thể trong áo quan dưới sâu 3 thước đất? Ông Nguyễn Văn An (SN 1957, ngụ xóm Sủi, xã 
Phú Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) người có thâm niên 20 năm làm nghề cải táng, khẳng định là có loại thuốc 
đó. Cuộc trò chuyện bắt đầu về cơ duyên đến với “nghề đặc biệt”, ông An cho biết là do cha truyền con nối. 
Tuy nhiên ngày còn trẻ, ông không mấy hứng thú với công việc được gọi là “ăn theo người chết” này. Sau khi lấy vợ sinh con, ông có thời gian dài làm thợ xây, có điều công việc nặng nhọc, kiếm chẳng bao nhiêu lại thường xuyên phải xa nhà biền biệt. 
Sau khi cân nhắc thiệt hơn, năm 1992, ông quyết định trở về, rủ thêm mấy anh em, theo nghề phu bốc mộ. ““Người âm” cho chúng tôi “ăn lộc” hơn hai chục năm nay. 
Theo tôi, đây là việc liên quan đến tâm linh, mồ yên mả đẹp cho người chết, mang lại sự an tâm cho người sống, phải làm rất chu đáo, cẩn thận, tuyệt đối không thể quấy quá cho qua chuyện. Vì thế, bên cạnh là kiếm tiền duy trì cuộc sống, chúng tôi còn làm bằng cái tâm, coi đó là nghĩa cử đối với người đã khuất”.
Nửa đời làm nghề này, ông An đã chứng kiến nhiều sự kiện rợn tóc gáy mỗi khi mở nắp quan tài. Đó là nhiều thi thể thân xác vẫn còn nguyên vẹn; có mộ phát, mạng nhện hoặc dây tơ hồng giăng kín áo quan. 
“Cải táng thi thể chưa tiêu hết thịt là không phải là chuyện hiếm. Những ca khó như thế, thường phải mất nhiều giờ đồng hồ mới làm xong. Trước đây, người làm nghề như chúng tôi phải bạo gan, dùng dao để róc thịt khỏi xương. Bởi trong cải táng, theo phong tục chỉ thu về phần xương mà thôi. 
Khủng khiếp như vậy, kẻ yếu bóng vía không làm được. Nhưng giờ thì đỡ rồi, đã có loại thuốc gọi là “thuốc chưa tiêu”, pha với nước sôi đổ vào áo quan, phần thịt sẽ tan đi hết”, ông An chia sẻ.
Nghi vấn phi tang xác bằng hóa chất
Theo người “phu” đào mộ này, “thuốc chưa tiêu” không dễ kiếm, bởi không được bày bán công khai, nhưng nếu cần, có thể mua được ở nhiều nhà tang lễ, nghĩa trang lớn tại Hà Nội. “Hóa chất này chủ yếu là để mềm và nhừ thịt còn dính vào xương. Với những thi thể chưa tiêu hết, sau khi ngâm trong thuốc khoảng vài tiếng, chúng tôi làm sẽ nhanh và dễ hơn. Khi đó phần thịt đã mềm và bở ra, thậm chí cứ đụng tay vào là tan đi như bột”, ông An kể lại cảm giác khi dùng “thuốc chưa tiêu”.
Rùng mình nghe chuyện, liên tưởng đến vụ việc bác sĩ thẩm mĩ viện Cát Tường phi tang xác nạn nhân. Sau bao nhiêu ngày cơ quan chức năng cũng như người nhà nạn nhân tốn bao công sức tìm kiếm, vẫn chưa thấy thi thể. Vậy có thể nào, “bác sĩ tử thần” đã dùng loại hóa chất này để ngâm xác nạn nhân sau khi chết, nhằm tiêu hủy xác, phi tang chứng cứ? 
Trao đổi về nghi vấn đó, ông An nhận định: “Trong công việc vẫn làm, tôi thường tiếp xúc với các thi thể đã chôn ít nhất là 3, 4 năm dưới đất, thịt xương đã phân hủy nhiều. 
Tất nhiên, cũng có trường hợp chôn cả 7 năm mà thi thể vẫn gần như còn nguyên vẹn. Thực ra, đó chỉ là bề ngoài, phía trong thì phần thịt cũng đã bở tương đối nhiều. Khi đó, dùng “thuốc chưa tiêu” mới hiệu nghiệm. 
Với thi thể như của nạn nhân bị bác sĩ phi tang, cái chết chỉ vừa xảy ra, thân xác chưa phân hủy nhiều. Vì thế, tôi không dám khẳng định dùng “thuốc chưa tiêu” có làm tan mất xác hay không”. 
Tuy nhiên, người phu đào mộ này đã từng nghe về những loại thuốc làm rã thi thể một cách nhanh chóng. Đó có thể là những loại hóa chất cực mạnh như axit chẳng hạn, mà đối với một bác sĩ, khả năng tiếp cận những loại “thuốc” này hẳn không mấy khó khăn.
Minh chứng điều này, ông An cho biết, những người phu mộ hay dùng là “thuốc chưa tiêu” loại thuốc rẻ tiền, chỉ từ 150- 200 ngàn đồng/một gói thuốc đủ dùng trong một lần. Có lẽ vì rẻ nên thuốc có hoạt chất thấp, thời gian chờ sau khi tưới xuống thi thể phải vài tiếng đồng hồ. 
Việc bốc mộ phải theo đúng giờ giấc đã chọn của gia chủ nên nhiều trường hợp, gia chủ phải mua nhiều gói thuốc. “Có nhiều gia đình đã tưới hàng chục lít “thuốc chưa tiêu” vào áo quan. Theo tôi biết, đây không phải loại thuốc có thể mua tràn lan ở các nhà tang lễ, mà phải biết chỗ mới mua được. 
Để pha được số lượng đó, phải dùng rất nhiều gói thuốc “chưa tiêu”. Quả nhiên sau đó chúng tôi tiến hành cải táng, thi thể thịt đã mủn ra, chỉ việc nhặt xương ngâm rửa, rồi sắp xếp món nào ra món đó”, ông An kể về loại thuốc có công năng mạnh hơn. 
Ngoài ra, “phu” bốc mộ này chia sẻ thêm nhận định trong vụ việc bác sĩ Tường phi tang xác “Nếu đúng như khai nhận, thi thể nạn nhân bị ném xuống sông. Mà theo kinh nghiệm dân gian, quá trình xác phân hủy dưới nước cũng diễn ra rất nhanh.
 Đặt trường hợp nạn nhân bị bọc trong túi có ngâm hóa chất, cùng với sự vận chuyển liên tục của dòng 
chảy, có lẽ việc thi thể nhanh chóng tiêu biến, chỉ còn lại xương khiến người nhà không tìm thấy cũng là điều dễ hiểu”.
Sau cuộc trò chuyện với người phu đào mộ, mang theo nhiều nghi vấn, PV Pháp luật Việt Nam lên đường truy tìm loại thuốc có tên là “thuốc chưa tiêu”. Hành trình này sẽ được thông tin đến bạn đọc trong số báo tiếp theo. (Còn tiếp)

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.