Phòng tránh đột quỵ mùa lạnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, khi trời lạnh, người có bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến... tăng cao hơn so các mùa khác.

Không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh hôm nay (18/1) ở các tỉnh Trung Bộ có mưa, mưa rào. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại (trọng tâm rét hại tập trung ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai) với nhiệt độ thấp nhất 8-11 độ, vùng núi 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ và có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết;

Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-18 độ; Tây Nguyên đêm và sáng trời rét; Từ đêm 18/01, Nam Trung Bộ và Nam Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm.

Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh; sóng biển cao từ 4,0-6,0m.

Riêng khu vực Hà Nội  dự báo trời không mưa, trưa chiều trời nắng; trời rét đậm, rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, ven biển đến Kiên Giang và các Bộ, ngành chủ động biện pháp ứng phó với không khí lạnh, rét đậm, rét hại và gió mạnh, sóng lớn trên biển, sạt lở bờ biển.

Theo đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung Công văn số 03/TWPCTT ngày 15/01/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh, sóng lớn trên biển.

Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh; tăng cường thông tin để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết, chủ động phòng, tránh.

Tổ chức kiểm tra công tác ứng phó rét đậm, rét hại tại các khu vực trọng điểm vùng cao, đảm bảo an toàn cho người, cảnh báo người dân không sưởi bằng lò đốt than trong nhà kín; căn cứ thời tiết cụ thể chủ động cho học sinh nghỉ học.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại từng thôn bản, hộ gia đình tập trung gia súc về chuồng, có biện pháp đảm bảo an toàn chống rét như: bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô, làm khô ráo nền chuồng…

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Nguy cơ đột quỵ gia tăng

Đột quỵ là tình trạng suy giảm chức năng của não một cách đột ngột, vùng não bị ảnh hưởng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến bị tổn thương. Thời tiết lạnh giá khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm. Mặt khác, huyết áp dễ tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trời lạnh, người có bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến... tăng cao hơn so các mùa khác.

Thời gian từ lúc đột quỵ xuất hiện đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng. Đây được gọi là “thời gian vàng” quyết định đến sự sống chết của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Người bị đột quỵ nhẹ có thể để lại các di chứng như chân tay run rẩy, đi lại khó khăn; nặng thì nằm liệt hoặc tử vong.

Khi phát hiện người đột quỵ cần sơ cứu bằng cách: để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân co giật, cần để bệnh nhân nằm nghiêng đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi. Nếu thấy người bệnh có những cơn đau đầu dồn dập, buồn nôn thì nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo các chuyên gia y tế, muốn phòng chống đột quỵ, người già và những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) cần chú ý kiểm soát huyết áp, cholesterol của mình, ngưng hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ. Mùa đông khi ra ngoài phải mặc ấm, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm, khi trời còn lạnh; khi cần phải ra ngoài nhất thiết phải mặc đủ ấm.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.