Phòng ngừa rủi ro khi giao dịch thương mại quốc tế

Vietcombank có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp khi giao dịch quốc tế.
Vietcombank có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp khi giao dịch quốc tế.
(PLVN) - Việc các doanh nghiệp (DN) Việt bị lừa đảo khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế (TMQT) không còn hiếm trong thời gian qua. Rất nhiều khuyến cáo đã được đưa ra, trong đó, Vietcombank cũng đã “đăng đàn” thông tin về việc có thể hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phòng tránh tối đa rủi ro này.

Rủi ro do thiếu thông tin, kinh nghiệm

Thời gian vừa qua, thông tin về DN Việt Nam bị lừa khi giao dịch TMQT khá nhiều, trong đó nổi bật là các giao dịch liên quan đến nông sản. Trong đó, phải kể đến 2 vụ việc rất lớn là vụ “suýt mất” 36 container hạt điều ở Italia năm 2022 và 5 container hồ tiêu, hạt điều, quế, hồi ở UAE vào tháng 7/2023. Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), điểm chung của 2 vụ việc này là công ty chuyển phát chứng từ giao bộ chứng từ cho người không có thẩm quyền tại ngân hàng người mua. Đây là “lỗ hổng” của quy trình tưởng như rất chặt chẽ.

Thực tế, Bộ Công Thương và thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã liên tục đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo liên quan đến việc DN thuộc quốc gia sở tại có dấu hiệu lừa đảo DN Việt khi thực hiện các giao dịch TMQT. Tuy nhiên, những khuyến cáo này lại chỉ được thực hiện sau khi đã có DN Việt bị lừa. Do đó, Bộ Công Thương đã nhiều lần khuyến nghị DN Việt cần phải xác minh kỹ càng thông tin về đối tác quốc tế, trước khi thực hiện giao dịch thông qua các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Ngoài ra, theo ông Hải, còn một phương thức để xác minh thông tin người mua hiệu quả là mua thông tin từ các công ty tư vấn DN, công ty đánh giá tín nhiệm. Các công ty này thường có kho dữ liệu rất lớn về các DN, được cập nhật thường xuyên. “Qua việc mua thông tin, DN có thể thấy được “tầm vóc” của DN mà mình quan tâm hoặc thực hiện giao dịch. Ví dụ, một công ty được lập ra gần đây, hoặc lập ra đã lâu mà mức độ đóng thuế rất ít, nay lại đặt mua hàng với số lượng lớn thì đó là điều bất thường” - ông Hải nói.

Bà Vũ Thị Hồng Nhung - Phó phòng Chính sách sản phẩm bán buôn (Vietcombank) cho biết, trong bối cảnh khó khăn về thị trường hiện nay, đơn hàng xuất khẩu (XK) giảm mạnh trên toàn cầu và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sau dịch COVID-19, việc có được những đơn hàng XK mới, số lượng lớn, ở những thị trường lớn là một cơ hội lớn đối với DN. Tuy nhiên, việc thiếu hụt thông tin và kinh nghiệm trong giao dịch thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại với các đối tác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt ở khâu thanh toán.

Kết quả khảo sát năm 2022 từ PwC - 1 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, cho thấy, có 52% DN Việt Nam tham gia khảo sát từng bị lừa đảo TMQT. Điều này cho thấy, DN cần thận trọng hơn nữa trong việc lựa chọn phương thức giao dịch thanh toán, kiểm tra thông tin đối tác và hợp đồng, đồng thời hợp tác với ngân hàng và các cơ quan chức năng để hạn chế giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

Nhiều phương án giảm thiểu rủi ro

Bà Vũ Thị Hồng Nhung khẳng định, nhận thức được mối quan tâm của DN trong giao dịch ngoại thương, Vietcombank vẫn đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN trong hoạt động thanh toán quốc tế và nỗ lực cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm hạn chế, đối phó với các loại rủi ro cho DN.

Cụ thể, Vietcombank có thể hỗ trợ DN tránh các nguy cơ bị lừa đảo, mất tiền hoặc hàng hóa thông qua cung cấp thông tin hỗ trợ DN tìm hiểu kỹ thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của đối tác nước ngoài; Tư vấn cho DN các biện pháp nhận biết và xử lý giao dịch bất thường như cảnh giác với những email bất thường, kiểm tra chéo bằng phương thức liên hệ khác, kiểm tra qua cơ quan có thẩm quyền

Với các đối tác quốc tế của DN, Vietcombank có thể hỗ trợ DN phòng tránh rủi ro bị đối tác nước ngoài chiếm dụng vốn, không nhận được thanh toán hoặc thanh toán không đúng hạn thông qua cung cấp thông tin hỗ trợ DN tìm hiểu kỹ thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của đối tác nước ngoài hoặc mua dịch vụ thẩm tra từ các đơn vị uy tín.

Đáng chú ý, với kinh nghiệm hoạt động ngoại thương, Vietcombank có thể hỗ trợ DN tránh các rủi ro về vi phạm quy định pháp luật hoặc quy định của ngân hàng, dẫn đến bị phạt hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thông qua cung cấp thông tin nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng, đánh giá rủi ro khách hàng, báo cáo giao dịch hoặc giám sát giao dịch.

Ngoài ra, Vietcombank còn có thể hỗ trợ DN hạn chế nguy cơ bị ngân hàng đại lý hoặc ngân hàng trung ương của nước nhập khẩu từ chối thanh toán thông qua việc tích cực nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế chính trị thế giới; Kiểm tra kỹ các thông tin về khách hàng, ngân hàng, quốc gia; Báo cáo giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ và cung cấp thông tin về các quốc gia, ngân hàng thuộc diện nghi ngờ.

Đặc biệt, theo bà Nhung, với thế mạnh của mình, Vietcombank có thể cung cấp giải pháp mua bán ngoại tệ kỳ hạn để giúp DN tránh được rủi ro lỗ do biến động tỷ giá.

Tin cùng chuyên mục

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

(PLVN) -  Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.

Đọc thêm

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

(PLVN) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1965 - 2025), Công ty Điện lực Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển, cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu điện sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân.

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025
(PLVN) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Và thực tế, các công ty du lịch, lữ hành… đã và đang “rộn ràng” từng ngày, chuẩn bị mọi điều kiện để “hút” khách…

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm
(PLVN) - Sáng 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025 ). Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.