Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính trị cấp bách của tỉnh Bình Thuận

Nhiều đơn vị phối hợp hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân trong vùng hạn hán.
Nhiều đơn vị phối hợp hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân trong vùng hạn hán.
(PLVN) - Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận dành cho các sở, ban, ngành và địa phương tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, 5 tháng đầu năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tới.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2019 tại Bình Thuận là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, tổng giá trị thiệt hại khoảng 64 tỷ đồng.

Thiệt hại do thiên tai gây ra đã làm 01 người bị chết, 39 căn nhà bị sập, tốc mái, hư hỏng; 01 tàu thuyền bị chìm, 01 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 535 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 02 cầu, cống giao thông bị hư hỏng; diện tích bị thiệt hại về nông nghiệp là 3.179 ha. Thiệt hại do sự cố, tai nạn trên biển là 95 vụ, làm chết 80 người, mất tích 04 người, bị thương 04 người; chìm 21 tàu cá; có 03 tàu cá bị cháy và 02 tàu cá bị hư hỏng. 

Hạn hán gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Bình Thuận
Hạn hán gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Bình Thuận

Từ đầu năm 2020 đến nay, Bình Thuận đang phải hứng chịu với loại hình thiên tai hạn hán gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trầm trọng cho nhân dân. Do đó, toàn tỉnh phải cắt giảm 13.986 ha/32.859 ha vụ Hè Thu năm 2019 – 2020, có 43 xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ với tổng số 27.271 hộ dân/114.095 nhân khẩu bị thiếu nước sinh hoạt.

Đặc biệt, tại huyện Tánh Linh còn xảy ra tình trạng mưa kết hợp cùng với lốc xoáy cục bộ làm gãy đổ 02 ha cao su.

Trên biển, trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh Bình Thuận đã xảy ra 33 vụ tai nạn, sự cố, làm chết, mất tích 04 người; trong đó, tai nạn phương tiện là 16 vụ làm chìm 11 tàu cá, 03 tàu cá bị cháy, 01 tàu vận tải bị chìm và 01 tàu mắc cạn.

Sạt lở bờ biển do sóng đánh mạnh cùng triều cường tăng cao tại bờ biển Phan Thiết.

Sạt lở bờ biển do sóng đánh mạnh cùng triều cường tăng cao tại bờ biển Phan Thiết.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị, địa phương đã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đồng thời ban hành các phương án ứng phó với thiên tai, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện và triển khai kịp thời công tác khắc phục hậu quả khi xảy ra.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho người dân được tăng cường và đã làm tốt việc điều tiết nguồn nước để phòng, chống hạn hán, ứng phó thời tiết cực đoan. 

Tuy nhiên, sự chỉ đạo, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở một số địa phương vẫn chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. Người đứng đầu một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức được tầm quan trọng của diễn biến thời tiết nên để xảy ra tình trạng hạn hán cục bộ và sạt lở bờ biển tại một số nơi; cùng đó là công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra ở một số địa phương còn bị động, lúng túng; công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ trên biển còn hiệu quả chưa cao.

Toàn cảnh hội nghị
 Toàn cảnh hội nghị 

Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các Sở, ban, ngành và địa phương xem công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính trị cấp bách, thường xuyên để triển khai thực hiện nhằm giảm thấp nhất thiệt hại gây ra; bổ sung kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ để ứng phó với tình huống phức tạp nhất do thiên tai gây ra.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai, tai nạn trên biển cho nhân dân hiểu và cùng với chính quyền thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu. 

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.