Phòng chống tham nhũng: Hoàn thiện thể chế, khắc phục bất cập

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nội dung trên trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân từ năm 2013 đến nay, do Bộ Công an tổ chức vào hôm qua (30/12).

Theo báo cáo của Bộ Công an, giai đoạn từ 2013 đến nay, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn đọng từ nhiều năm trước được xử lý dứt điểm, nghiêm minh, đúng pháp luật với quan điểm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù bất kể đó là ai, không còn tình trạng xử lý thiếu kiên quyết, kéo dài, “chìm xuồng’’, việc mở rộng điều tra các vụ án được thực hiện triệt để hơn, đi sâu làm rõ bản chất chiếm đoạt, vụ lợi của các đối tượng.

Công tác thu hồi tài sản hiệu quả, triệt để hơn rất nhiều, tỉ lệ thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước, nhất là 3 năm trở lại đây. Nhiều vụ án thu hồi được 100% tài sản bị chiếm đoạt.

Nhiều tài sản bị tẩu tán, chuyển nhượng, che giấu, thậm chí cả tài sản đã bị chuyển ra nước ngoài cũng đã được phát hiện, truy nguyên ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu.

Trước đây, công tác điều tra, xử lý các vụ án lớn về tham nhũng, kinh tế chưa điều tra, xử lý được hành vi “rửa tiền” thì trong giai đoạn này Cơ quan điều tra đã phát hiện, điều tra và khởi tố được 4 vụ án về tội danh “rửa tiền”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ luôn xác định quyết tâm chính trị cao trong đấu tranh, PCTN, kiên quyết ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Đồng thời với điều hành kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định công tác PCTN là nhiệm vụ rất quan trọng. Các cấp, các ngành đã tăng cường trách nhiệm triển khai các giải pháp PCTN và không chỉ chống tham nhũng mà đấu tranh chống lãng phí.

Để bảo đảm PCTN hiệu quả, căn cơ, lâu dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an cần phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm phòng ngừa tham nhũng; tập trung tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập.

Thực hiện tốt hơn nữa các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, bảo đảm “không thể tham nhũng”, nhất là quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, thu hồi tài sản tham nhũng; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của từng người có chức vụ, quyền hạn.

Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; tăng cường cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đặc biệt phải thực sự trong sạch, liêm khiết làm nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội đảm bảo khách quan, thận trọng, thấu đáo trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật, đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, trọng chứng hơn trọng cung, không bỏ lọt tội phạm nhưng không được làm oan người vô tội.

Thủ tướng lưu ý, cần tạo điều kiện cho các chủ thể sai phạm khai nhận và khắc phục hậu quả thiệt hại tốt, có chính sách hình sự phù hợp. Đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, chú trọng công tác điều tra, mở rộng vụ án, kết luận, đề xuất xử lý triệt để, nghiêm minh, đề nghị truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trong điều tra xử lý, đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, nhất là đối tượng làm ăn phi pháp, sản xuất hàng giả, hàng gian như thuốc chữa bệnh, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... có sự tiếp tay, bao che của cán bộ tham nhũng thì cần xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục chung nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, minh bạch, công bằng; đồng thời bảo vệ những người dân lương thiện, những doanh nghiệp chân chính, tạo lòng tin cho toàn xã hội.

“Làm sao người dân, doanh nghiệp tin tưởng vào công lý, chân lý. Kinh tế phát triển, người dân, doanh nghiệp yên tâm làm ăn, đúng pháp luật, giải quyết nhiều việc làm, xã hội bình yên là niềm vui của tất cả chúng ta”, Thủ tướng nói. 

Đấu tranh chống tham nhũng ngay trong nội bộ

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Công an các đơn vị, địa phương phải đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngoài xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an và phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng ngay trong nội bộ.

Đây là hai nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó trước hết lực lượng Công an phải thực sự trong sạch, có bản lĩnh, ý chí chiến đấu, không thể bị mua chuộc. Xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực để không phải xử lý nhiều cán bộ, đảng viên. Đây là mục tiêu rất nhân văn của công tác điều tra”.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.