Phòng, chống sạt lở bờ biển tại Cà Mau: Nghiên cứu việc mời doanh nghiệp cùng tham gia

Ông Lê Văn Sử (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau) cùng ông Nguyễn Hoàng Hiệp (phải, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT) khảo sát trên bản đồ tình hình sạt lở một khu vực ven biển. (Ảnh: Nguyễn Phú)
Ông Lê Văn Sử (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau) cùng ông Nguyễn Hoàng Hiệp (phải, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT) khảo sát trên bản đồ tình hình sạt lở một khu vực ven biển. (Ảnh: Nguyễn Phú)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hội nghị tổng kết mô hình hợp tác công - tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau vừa diễn ra ngày 12/1. Tại hội nghị, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng cần áp dụng nhiều biện pháp để chống sạt lở, đồng thời đưa ý kiến nghiên cứu mời doanh nghiệp cùng tham gia. 

Mười năm, sạt lở hơn 5.000ha

Theo báo cáo, từ 2009 đến nay, trong bối cảnh nguồn lực của tỉnh Cà Mau còn khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ngành, người dân và cộng đồng DN , tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp kè như: Kè bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ…

Hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụt lún đất, cộng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ biển Cà Mau sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254km. Theo thống kê của ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250ha (tương đương diện tích bình quân 1 xã của tỉnh).

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, cùng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương, tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn thành gần 63km kè bảo vệ bờ biển với tổng kinh phí 2.018 tỷ đồng. Trong đó, bờ biển Tây 44km, kinh phí 1.103 tỷ đồng; bờ biển Đông 19km, kinh phí 915 tỷ đồng.

Những công trình này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở; bước đầu gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000ha rừng phòng hộ. Trong 5 năm qua, đê biển Cà Mau nhiều lần bị sóng biển uy hiếp nhưng không đoạn nào bị phá vỡ, vừa bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân, vừa bảo vệ trên 10.000ha diện tích sản xuất ven biển.

Một khu vực sạt lở ở cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. (Ảnh: Trọng Nghĩa)

Một khu vực sạt lở ở cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. (Ảnh: Trọng Nghĩa)

Kết quả rà soát cho thấy hiện tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 91km, với các mức độ khác nhau. Có đoạn bờ biển đang bị sạt lở rất nhanh, cây rừng phòng hộ nhiều đoạn bị tàn phá nghiêm trọng; nhiều đoạn bờ sông, nhất là những nơi đã xây dựng các công trình nhà ở, đường giao thông ven sông đang sạt lở rất nghiêm trọng.

Ông Sử đánh giá: “Với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì thời gian tới sạt lở tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất, rừng phòng hộ đã được hình thành hàng trăm năm. Nếu để sạt lở tiếp tục tiến sâu vào đất liền thì không chỉ mất thêm đất, rừng mà còn uy hiếp nhiều công trình hạ tầng, buộc phải thực hiện bảo vệ theo tình huống khẩn cấp, sẽ rất tốn kém, khó khôi phục lại diện tích đất và cây rừng đã mất.

Hiệu quả từ một dự án thí điểm

Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đề xuất xã hội hoá việc đầu tư công trình chống sạt lở bờ biển theo hướng: Sau khi DN đầu tư xây dựng công trình kè phá sóng phía ngoài bờ biển, cho phép DN sử dụng một phần diện tích đất bên trong kè (trước đó đã bị sạt lở) hoặc hoán đổi với diện tích đất ở vị trí khác để thực hiện công trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội như dự án năng lượng tái tạo ven biển; cảng cá, bến cá, dịch vụ hạ tầng nghề cá; sắp xếp dân cư ven biển, ven sông; phát triển dịch vụ du lịch...

Trước đây, tỉnh đã giao cho một DN diện tích đất ven biển tại huyện Ngọc Hiển để thực hiện dự án khu du lịch. Quá trình thực hiện dự án, để khắc phục tình trạng sạt lở ven biển, DN đã xây dựng công trình kè để bảo vệ diện tích đất được giao. Hiện toàn bộ diện tích đất giao cho DN trên nằm ngoài đường bờ biển. Một số ý kiến đánh giá, nếu trước đây không giao cho DN tham gia đầu tư kè thì toàn bộ diện tích trên đã bị sóng biển cuốn trôi.

Để đánh giá hiệu quả nhằm nhân rộng mô hình nêu trên, UBND tỉnh bước đầu rà soát nhận thấy cần phải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, Luật Lâm nghiệp, đất đai, đầu tư…

Ông Sử đề nghị các sở, ngành và UBND cấp huyện tập trung rà soát các chính sách, văn bản pháp luật liên quan phòng, chống sạt lở bờ biển; tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết kế quy hoạch; triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt, giải pháp căn cơ lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở...

Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành gần 63km kè bảo vệ bờ biển. (Ảnh: Trọng Nghĩa)

Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành gần 63km kè bảo vệ bờ biển. (Ảnh: Trọng Nghĩa)

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nêu ý kiến, vấn đề hiện nay là phải bảo vệ Đất Mũi, địa phương trọng tâm trong phòng, chống sạt lở. “Thời gian qua, Cà Mau là địa phương có nhiều mô hình hay, sáng tạo trong phòng, chống sạt lở nhất cả nước. Chống sạt lở, giữ đất, giữ rừng không còn là câu chuyện riêng của tỉnh mà là câu chuyện của quốc gia và yêu cầu của thực tế đặt ra là chúng ta phải làm”, ông Hiệp nói.

Hiện nay, UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT đang tiếp tục triển khai thực hiện gần 33km, kinh phí 1.178 tỷ đồng (bờ biển Tây 23,53km, kinh phí 644,7 tỷ đồng; bờ biển Đông 9,1km, kinh phí 533,4 tỷ đồng) hỗ trợ Cà Mau khắc phục sạt lở ven biển.

Lãnh đạo UBND tỉnh cho biết thời gian tới kịp thời theo dõi, giám sát, cảnh báo cho người dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở; chủ động tổ chức di dời các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, không để bị động, bất ngờ; thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ dân ổn định đời sống.

Với những nơi có điều kiện phù hợp cần nghiên cứu các dự án mang tính chiến lược, căn cơ, bài bản như xây dựng đê biển vừa kết hợp làm đường giao thông, phá sóng, chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, đồng thời phát triển quỹ đất.

Chủ động bố trí ngân sách của tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương; tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, DN và người dân được hưởng lợi cho công tác phòng, chống sạt lở.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.