Phòng chống khủng hoảng

Trong hai năm qua, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển vượt bậc nhờ sự trợ giúp của chương trình kích cầu khổng lồ của Chính phủ và vay mượn số lượng lớn của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới này và là một trụ cột trong việc hồi phục khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể tụt dốc trong năm tới do lạm phát cao, nợ Chính phủ tăng lên và tài sản bong bóng. 

Trong hai năm qua, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển vượt bậc nhờ sự trợ giúp của chương trình kích cầu khổng lồ của Chính phủ và vay mượn số lượng lớn của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới này và là một trụ cột trong việc hồi phục khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể tụt dốc trong năm tới do lạm phát cao, nợ Chính phủ tăng lên và tài sản bong bóng. 

Mô tả ảnh.
Trung Quốc đang tìm cách để cơ cấu lại nền kinh tế ra khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu như dệt may.
Trong những năm cuối thập niên 90 và đầu thế kỷ 21, Chính phủ Trung Quốc đã phải giải cứu và tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng Nhà nước bởi vì các khoản nợ xấu tăng vọt đã khiến nhiều ngân hàng gần như phá sản. Những ngân hàng bây giờ đang phát triển mạnh nhờ quá trình kêu gọi đầu tư chứng khoán đã thu được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài những năm qua.

Hai cơ quan xếp hạng tín dụng là Moody và Fitch cho rằng Trung Quốc vẫn luôn sẵn sàng cho tăng trưởng nhưng họ cũng luôn sẵn sàng cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng Nhà nước. Fitch thậm chí còn cảnh báo một khoản nợ xấu liên quan tới thị trường bất động sản. Tuần qua, một nhà phân tích tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland khuyên các khách hàng ngăn lại nguy cơ một “cơn lũ tiền” đổ vào Trung Quốc, cộng với lạm phát tăng cao sẽ đẩy tình hình nước này rơi vào khủng hoảng. Khả năng khủng hoảng có thể xảy ra trong năm tới, thậm chí là sự kết hợp giữa sụp đổ thị trường bất động sản và khủng hoảng ngân hàng.

Dự báo được rủi ro, Bắc Kinh đang từng bước kiềm chế sự phát triển trong nước, ổn định giá thực phẩm và nhà ở bằng cách tăng lãi suất, thắt chặt các quy định về mua bán bất động sản và hạn chế cho vay, vì lượng lớn tiền vay đổ vào thị trường bất động sản. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 tăng 5,1%, tăng cao nhất trong 3 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng các biện pháp thắt chặt sẽ đưa ra trong thời gian tới nhưng tình hình căng thẳng vẫn không giảm. Bắc Kinh chống lạm phát cũng như tái cấu trúc kinh tế nhằm thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào xuất khẩu và hướng tới tiêu dùng hàng nội địa để tạo ra sự tăng trưởng cân bằng và bền vững hơn.

Mô tả ảnh.
Trung Quốc hướng đến tiêu dùng trong nước để kinh tế phát triển cân bằng và bền vững.
Trung Quốc cũng đối mặt với áp lực quốc tế tăng giá trị đồng nhân dân tệ. Các đối tác kinh tế của Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh cố giữ giá trị đồng nhân dân tệ thấp hơn để xuất khẩu Trung Quốc có lợi. Nếu tăng giá trị đồng nhân dân tệ thì Trung Quốc có nguy cơ đẩy hàng triệu công nhân vào cảnh thất nghiệp. Lạm phát tăng cao đã làm cho giá nhà tăng chóng mặt. Giá sữa, rau quả và các loại thực phẩm khác cũng ào ạt tăng giá. Thậm chí giá sữa ở Trung Quốc còn cao hơn ở Mỹ! Ở Thượng Hải, mức lương bình quân vào khoảng 350 USD nhưng một lon sữa đã có mức 5,5 USD.

Giáo sư kinh tế Xu Xiaonian nhận định lạm phát không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Mấu chốt nhất là phải giải quyết vấn đề cấu trúc và cần có các chính sách cải cách cởi mở nhằm tạo ra nhiều việc làm. Fitch dự đoán kinh tế Trung Quốc tăng trưởng năm tới sẽ là 8,6%, tức là thấp hơn nhiều so với mức 9,7% của năm nay.
Hạnh Thuần

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.