Phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch: Kỳ 1 - Nhận diện âm mưu và thủ đoạn

Các thế lực thù địch thường thông qua mạng Internet để chống phá cách mạng nước ta. (Hình minh họa)
Các thế lực thù địch thường thông qua mạng Internet để chống phá cách mạng nước ta. (Hình minh họa)
(PLVN) - Trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong việc chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn xác định, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam hiện nay. Nhờ tinh thần chủ động, đề cao cảnh giác, chúng ta đã luôn giữ vững ổn định chính trị và gặt hái nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…

Có thể nói, mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là không thay đổi. Tuy nhiên, trước sự bùng nổ của thông tin và hội nhập quốc tế… bọn chúng luôn thay đổi phương thức và thủ đoạn mới hết sức tinh vi, nham hiểm để chống phá cách mạng nước ta. 

Phân hóa nội bộ theo phương châm “giọt nước”

Âm mưu cơ bản, lâu dài của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam được chúng triển khai trên tất cả các lĩnh vực; với phương châm lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với uy hiếp, răn đe gây sức ép về quân sự. 

Trước hết là hoạt động của các tổ chức phản động người Việt lưu vong. Các tổ chức này núp dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, lại nhận được sự hậu thuẫn, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài nên có được nguồn tài chính và cơ sở vật chất. Hầu hết các tổ chức này có trụ sở ở phương Tây và đa số đã bị ta “vạch mặt”, chỉ tên; thậm chí một số tổ chức đã bị ta tiêu diệt nhưng chúng vẫn không từ bỏ âm mưu và hành động chống phá. 

Nhằm tạo sự chuyển hóa từ bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch thường tập trung chống phá cả về quan điểm, đường lối, xóa bỏ nền tảng tư tưởng và đòi tước bỏ cơ sở pháp lý đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực hiện ý đồ trên, chúng dùng các thủ đoạn, như: móc nối kích động để nhiều người, nhiều đối tượng cùng tham gia viết bài, tuyên truyền đi trái với đường lối, quan điểm của Đảng theo phương châm “mỗi người chỉ là một giọt nước” nhưng nhiều giọt nước sẽ ngấm dần, nhằm phân hóa nội bộ, chuyển hóa dần từ trong Đảng ra ngoài xã hội.

Đồng thời, chúng đẩy mạnh tuyên truyền gieo rắc chủ nghĩa thực dụng, văn hóa phương Tây, tạo tâm lý hưởng thụ, lối sống tư sản,… qua đó từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Trong vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù địch ra sức đề cao dân chủ tư sản, xuyên tạc bản chất nền dân chủ của ta, vu khống Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền” , từ đó đòi “giải tán sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với đội ngũ trí thức”. Từ sự thua lỗ của một số tập đoàn kinh tế, chúng suy diễn: kinh tế nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo và “phải xóa sổ kinh tế nhà nước”. 

Tất cả bọn chúng đều lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, những bức xúc trong cuộc sống của nhân dân để kích động gây rối, từ đó gây bạo loạn. Điển hình như ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004; vụ Mường Nhé năm 2011; vụ Thích Quảng Độ và đồng bọn kích động nhân dân gây rối ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Gần đây, vào năm 2018, lợi dụng việc Quốc hội đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Đặc khu, các phần tử xấu, các thế lực thù địch đã kích động nhiều người dân biểu tình, gây rối, âm mưu chống phá Nhà nước.

 Trước tình hình này, tại buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 6/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta, các phần tử chống đối đã kích động, bạo loạn, gây rối… Chúng ta đã thông qua đâu, mà quyết định dừng lại để có thêm thời gian lắng nghe.

Chiều mùng 8/6 ra quyết định tạm hoãn vậy mà chiều ngày 10 và 11/6 vẫn cứ đi biểu tình để phản đối luật này, chứng tỏ là có ý đồ khác rồi. Thông qua buổi tiếp xúc cử tri, người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta cũng lưu ý người dân phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. 

Triệt để lợi dụng hạn chế trong chính sách

Bên cạnh hoạt động của bọn phản động lưu vong, những cá nhân, tổ chức phản động cũng luôn lợi dụng tôn giáo để chống phá ta. Hiện nay Việt Nam có khoảng 6 tôn giáo lớn và hàng chục tôn giáo nhỏ với số tín đồ chiếm khoảng 25% dân số.

Các thế lực thù địch tìm cách nắm các chức sắc, tín đồ các tôn giáo hòng tạo ra lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước, chống lại các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chúng triệt để lợi dụng chính sách của Nhà nước Việt Nam để phát triển giáo hội, chọn một số phần tử chống đối đưa đi đào tạo ở nước ngoài rồi đưa về nước tham gia lãnh đạo phong trào chống phá.

Trên thực tế, tại một số địa bàn, tình hình các điểm nóng về an ninh trật tự vẫn còn phức tạp; khiếu kiện, tố cáo vẫn xảy ra nhiều - nhất là khiếu kiện về đất đai, đòi bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Lợi dụng vấn đề này, bọn phản động đã cho ra đời một số tổ chức chính trị xấu như: Hội dân oan, Hội chống tham nhũng…

Tất cả những vấn đề này phần nào tác động đến các tầng lớp nhân dân; nguy hiểm hơn, một bộ phận trong số đó bị lôi kéo phục vụ cho ý đồ và mục đích của bọn phản động. Đây là loại tội phạm hoạt động phá hoại an ninh quốc gia; xuyên tạc, bóp méo đường lối lãnh đạo của Đảng.

Thời gian gần đây, trước quyết tâm của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, ngay lập tức, các phần tử phản động đã rêu rao rằng  “đây là cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ”, hòng xuyên tạc bản chất của cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành.

Đặc biệt, thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch tìm mọi thủ đoạn rất tinh vi, với mọi “chiêu thức” khác nhau để tiến công phá hoại quân đội. Mục tiêu hàng đầu nhằm tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội mất phương hướng chính trị, phai nhạt mục tiêu lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…

Theo dự báo của cơ quan chức năng, thời gian tới, các thế lực thù địch, phản động sẽ không từ bỏ âm mưu chống phá, đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ, đòi đa nguyên, đa đảng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Do đó chúng ta sẽ phải đấu tranh với nhiều đối tượng, trên nhiều lĩnh vực với nhiều thủ đoạn khác nhau để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: VGP).

Giải ngân vốn đầu tư công của 5 tỉnh Đông Nam Bộ: Bám sát các giải pháp để triển khai tốt hơn

(PLVN) -  Hôm qua (17/10), tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã làm việc với các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).