“Phòng chat thứ N” - 1 vụ đại án bạo lực tình dục, hiếp dâm đầy kinh tởm

(PLVN) - Cứ như một ác mộng của tựa phim Blackmirror ngoài đời thật, "Phòng chat thứ N" (N번방) là 1 vụ đại án với gần 300.000 người có liên quan và khoảng 70 người phụ nữ là nạn nhân của những hành vi quấy rối, bạo lực tình dục hay thậm chí là hiếp dâm đầy kinh tởm. Đáng nói hơn, có rất nhiều nạn nhân là trẻ vị thành niên.

Với vụ việc mới nổi mang tên "Phòng Chat Thứ N"(N번방), một bộ mặt mới của Hàn Quốc đã bị phơi bày trước ánh sáng khi những hành động kinh tởm của một nhóm tội phạm mạng bóc lột và lạm dụng nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc.

Vụ việc càng đáng sợ hơn khi số người tham gia chatroom này đã vượt qua mốc 260.000 người biết và vẫn giữ nguyên mọi thứ.

Phòng chat thứ N

Mọi thứ dường như diễn ra theo cùng một kiểu. Ban đầu, một tên tội phạm có biệt danh là "Baksa" (박사, có nghĩa là Tiến sĩ trong tiếng Hàn) gửi tin nhắn Twitter cho các nạn nhân để đe dọa rằng "những bức ảnh riêng tư của bạn có thể sẽ bị phát tán trên Internet, vì vậy hãy kiểm tra trang web này để xem đó có phải là bạn hay không". Cũng như các trang web lừa đảo tài khoản game, các web này lừa để truy cập vào tài khoản Twitter cá nhân của các cô gái và cho phép bọn tội phạm thu thập bất hợp pháp những thông tin cá nhân của nạn nhân bao gồm số điện thoại, địa chỉ nhà, gia đình,....

Sau khi nắm được mọi thông tin cần thiết, bọn tội phạm bắt đầu tiến hành đe dọa nạn nhân, ép buộc họ trở thành nô lệ tình dục của chúng trong một thời gian dài. Nếu cố gắng chống trả hoặc thông báo chính quyền, mọi thông tin cá nhân sẽ bị đăng tải trên mạng hoặc đưa về gia đình, người thân. Từ lúc này, bọn tội phạm sẽ yêu cầu nạn nhân gửi ảnh khỏa thân của mình. Phần lớn các nạn nhân sẽ làm theo với hy vọng chuyện khủng khiếp này sẽ kết thúc trong vòng 1 tuần.

Dĩ nhiên, mọi thứ vẫn tiếp tục kéo dài qua hạn mức 1 tuần mà chúng đưa ra. Chúng thậm chí còn đe dọa nạn nhân nhiều hơn nữa, chúng sẽ uy hiếp nạn nhân và phát tán ảnh khỏa thân của họ cho gia đình cũng như bạn bè nếu họ không chia sẻ những video clip "biểu diễn" khiêu dâm hay ghi lại các hành động bạo lực vô nhân tính như bọn chúng yêu cầu.

Những "hoạt động" này thường bao gồm: dùng dao khắc tên nô lệ lên da, đặt kéo vào âm đạo, cắt núm vú hay thậm chí là phải bị cưỡng hiếp bởi những người đã được "chỉ định". Những cảnh quay này sẽ được chia sẻ trong các phòng chat Telegram, hay còn được gọi là "Phòng Chat Thứ N" đầy kinh tởm.

Sau khi thu thập một lượng lớn video clip này, “박사" (Baksa) bắt đầu "bán vé" cho những kẻ có nhu cầu hoặc chung sở thích vào phòng chat Telegram. Các clip sẽ được đánh dấu từ 1 đến N, với giá vé tùy vào mức độ đánh giá theo nội dung được chia sẻ. Các phòng chat cũng có nhiều tầm giá khác nhau, chạy đều lên đến tận 1,500 đô, nhưng vẫn có hơn 80,000 người cùng tham gia vào các phòng chat này. Phòng chat thứ N vào thời điểm này như một tụ điểm mua bán video đồi trụy vô pháp luật.

 

Twitter không phải là phương thức phạm tội duy nhất của lũ người này. Một số kẻ khác cố tình chia sẻ thông tin cá nhân của bạn gái mình để biến họ thành nô lệ trong "Phòng Chat Thứ N". Một số tên lấy được những thông tin này nhờ việc nói dối rằng đây là quy định bắt buộc khi phỏng vấn xin việc rồi xoay lưng đi và biến những cô gái vô tội này thành nô lệ tình dục.

Độ tuổi của nạn nhân rất đa dạng; cho đến hiện giờ, nạn nhân trẻ nhất chỉ mới 11 tuổi. Hầu hết họ đều chỉ mới là thanh thiếu niên cho đến 20 tuổi. Theo lời một thành viên của Phòng Chat Thứ N, mỗi ngày trôi qua, lại có 2 cô gái trở thành nạn nhân của hệ thống "Phòng Chat" này.

Tại sao chúng tôi không báo cảnh sát? Một người đàn ông đã tham gia "Phòng Chat" này, ngay sau đó ông đã báo cáo cho cảnh sát Hàn Quốc vì ông không thể chịu nổi sự tàn bạo của nó.

Báo cáo đầu tiên được ghi nhận cho Đội điều tra an ninh mạng, sau đó vụ việc được chuyển giao cho Đơn vị điều tra bạo lực, và rồi cuối cùng trở về Đội điều tra an ninh mạng. Thế nhưng chưa có cuộc điều tra nào thực sự được tiến hành đàng hoàng. Người đàn ông ban đầu báo cáo sự việc đã đứng ra và tiết lộ quy mô phát triển của "Phòng Chat Thứ N" sau khi biết được cảnh sát không chịu bắt tay vào điều tra, để rồi chính điều này đã tạo môi trường thuận lợi giúp bọn chúng tiếp tục thực hiện hành vi đáng ghê tởm này.

Phòng chat thứ N

Vào ngày 17/2, đài truyền hình SBS của Hàn Quốc đã điều tra "Phòng Chat Thứ N" và phát sóng những gì họ phát hiện được trong một chương trình điều tra có tên là “Curious Stories Y” (궁금한 이야기 Y). Một tên tội phạm đã đe dọa nhà đài rằng nếu họ không ngưng chương trình này lại, họ sẽ ép một nạn nhân của "Phòng Chat Thứ N" phải tự sát.

Để tránh các cuộc điều tra của cảnh sát Hàn Quốc, bọn chúng sử dụng Telegram, ứng dụng này có máy chủ đặt ở nước ngoài. Telegram không phải là ứng dụng do người Hàn tạo ra, nên lực lượng cảnh sát Hàn Quốc rất khó tiến hành điều tra. Bên cạnh đó, các đạo luật trừng phạt cho tội danh phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em ở Hàn Quốc là quá nhẹ; nhiều tên tội phạm chỉ phải lãnh án 1 năm hoặc hưởng án treo.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.